Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 07 tháng 11 năm 2024,
Vàng lại tiến sát ngưỡng 2.000 USD/ounce, giá trong nước vượt 57 triệu đồng
Thùy Vinh - 31/08/2020 10:18
 
Giá vàng quốc tế đang từng bước lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce khi đang ở mức 1.974,1 USD/ounce. Còn vàng SJC trong nước tăng lên trên 57 triệu đồng/lượng.

Vàng quốc tế dự báo tăng tuần này

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (31/8), giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1974,1 USD/ounce, tăng mạnh 47 USD so với mở phiên cuối tuần qua.

Bên cạnh đó, giá vàng giao tháng 12 cũng đã tăng 9,1 USD, lên 1.984 USD/ounce, tương đương 0,46%, tuy nhiên thấp hơn 3 USD so với mức đầu tháng 8.

Chỉ số đồng đôla (USD- Index) tiếp tục giảm nhẹ 0,11%, còn 92,27 điểm. Cuối tuần qua, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc đạt 0,774%, vượt mức cao nhất trong vòng 2 tháng trước khi giảm về 0,734% trong sáng nay.

Đồng thời, cuộc khảo sát ngày thứ 6 vừa qua của Kitco cũng cho thấy các chuyên gia đang nghiêng về xu hướng tăng của vàng khi 80% trong số 15 người được khảo sát tại Wall Street nhận định đà phục hồi và 20% còn lại cho rằng giá sẽ đi ngang.

Trong khi đó, 57% trong số 2.375 phiếu khảo sát thu được tại Main Street nghiêng về xu hướng tăng giá, 24% giá giảm và 19% đi ngang.

Theo nhận định của Charlie Nedoss, Chiến lược gia thị trường cấp cao của LaSalle Futures Group, giá vàng có khả năng sẽ thử lại điểm kháng cự 2.000 USD trong tuần này.

Bởi việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ tại Hội nghị Jackson Hole vừa qua có thể sẽ tiếp tục tác động tích cực đến giá vàng.

Biến động mạnh của giá vàng trong tuần này được cho là chủ yếu do tác động từ việc thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ của Fed tại hội nghị Jackson Hole. Theo đó, Chủ tịch Fed Powell cho biết, sẽ chưa tăng lãi suất để ngăn chặn đà tăng lạm phát trong tương lai.

Sở dĩ như vậy là do, dù Fed duy trì lãi suất ở mức gần 0% trong nhiều tháng qua, nhưng kinh tế Mỹ vẫn có chiều hướng suy thoái mạnh khi GDP quý 2/2020 đã âm tới hơn 32%, thậm chí mức độ suy thoái trong quý 3 sẽ còn lớn hơn nữa.

Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có chiều hướng đi ngang do sức cầu tiêu dùng yếu dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Nhà đầu tư trong nước cẩn trọng

Đối với thị trường vàng trong nước, tính đến 8h30 sáng 31/8, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ở cả 4 khu vực TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội ở mức giá 5,15- 57 triệu đồng/lượng (mua-bán), lần lượt tăng 450.000 đồng – 300.000 đồng ở 2 chiều mua vào – bán ra.

Đến 1012h phút sáng ngày 31/8, giá vàng SJC niêm yết ở mức 56,25 -57,2 triệu đồng/lượng (mua - bán) tăng khoảng 200.000 -300.000 đồng/lượng ở hai chiều mua - bán so với cuối tuần trước. Chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn được các tiệm vàng giãn cách trên 1 triệu đồng/lượng. 

Sáng nay, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức 1,619 triệu đồng/lượng (chưa loại trừ phí, thuế), tính theo tỷ giá quy đổi tại Ngân hàng Vietcombank sáng nay ở mức 23.270 đồng/USD.

Theo dự báo của ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), với mức giá hiện nay việc vàng sẽ lấy lại mốc 2.000 USD/ounce cũng không phải là điều khó khăn.

Thực tế, vàng đã 2 lần đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong 2 tháng 8/2020, thậm chí còn lập đỉnh lên 2.075-2.085 USD/ounce. 

Tuy nhiên, đối với thị trường vàng trước, các chuyên gia phân tích lĩnh vực này cho rằng, nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng, vì việc niêm yết giữa giá mua - bán của các nhà kinh doanh vàng vẫn ở mức cao để tránh rủi ro.

Vì thế, chỉ người mua vàng nhỏ, lẻ trong nước là thiệt thòi, đó là chưa kể giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn trên dưới 2 triệu đồng/lượng.

Vàng "dễ thở" hơn trong tháng 9
Khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp thị trường vàng tháng 9/2020 không nhiều, khi giá vàng được dự báo sẽ “bình yên” hơn nhiều so...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư