Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Vàng trong xu hướng đi ngang vì triển vọng tăng thêm lãi suất của Fed
T.V - 05/07/2022 10:54
 
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay tiếp tục giảm nhẹ, xuống quanh mốc 1.808 USD/ounce trước áp lực lãi suất USD tiếp tục tăng để kiểm soát lạm phát Mỹ tăng cao.

Các chuyên gia cho rằng, vàng thời gian tới vẫn chịu áp lực mạnh mẽ khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kiên quyết mạnh tay trong thắt chặt chính sách tiền tệ với nỗ lực đưa lạm phát xuống dưới mức 2%.

Đà tăng của giá vàng đang mắc kẹt bởi hành động chính sách mạnh tay của Fed, khi triển vọng lãi suất cao hơn của Mỹ làm suy yếu sự hỗ trợ cho kim loại quý này.

Fed dự kiến sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất thêm 0,75% trong tháng này. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, thị trường vẫn chưa đặt cược hoàn toàn vào mức tăng thêm 0,75% lãi suất cơ bản USD tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) trong tháng này.

Nhưng nếu các nhà hoạch định chính sách buộc phải hành động mạnh tay hơn khi đối mặt với lạm phát không ổn định, điều đó có thể khiến giá vàng giảm một lần nữa.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng trước của Fed dự kiến được công bố vào thứ Tư (6/7) tuần này và dữ liệu việc làm của Mỹ vào cuối tuần ngày 8/7.

Thực tế cho thấy, hiện Fed không phải là ngân hàng Trung ương duy nhất trên thế giới muốn thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Vì lạm phát tăng cao nên ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất trong tháng 7/2022. 

Dữ liệu sơ bộ công bố mới đây cho thấy, lạm phát ở châu Âu đã tăng 8,6% so với cùng kỳ trong tháng 6, tăng từ mức tăng 8,1% của tháng 5/2022.

Thêm vào đó, USD tăng giá gây áp lực đối với mặt hàng kim loại quý vàng. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 105,14 điểm.

Thế nhưng, nhờ sức hấp dẫn như một kênh trú bão thời lạm phát đã giúp vàng trụ vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce bất chấp áp lực không hề nhỏ.

Ngoài giá USD tăng khiến vàng giảm, một thông tin không mấy hỗ trợ cho kim loại quý, đó là Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu vàng. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu vàng vật chất ở quốc gia có mức tiêu thụ đứng thứ hai thế giới. 

Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, đã bất ngờ tăng thuế nhập khẩu vàng từ 7,5% lên 12,5% nhằm giảm thâm hụt thương mại và hỗ trợ cho đồng Rupee vốn đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua.

Như vậy, nhu cầu vàng vật chất vốn đang ở mức thấp, nay chịu thêm cú sốc từ việc tăng thuế nhập khẩu vàng của Ấn Độ, sẽ càng giảm mạnh hơn, nhất là khi Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, vẫn đang kiên định mục tiêu zero- Covid, khiến nhu cầu vàng giảm mạnh.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào với giá 68,1 triệu đồng/lượng và bán ra 68,7 triệu đồng/lượng…giảm khoảng 50.000 đồng/lượng. 

Quy đổi, giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí).

Ngày 5/7, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.144 VND/USD, tăng mạnh 23 đồng so với mức niêm yết đầu tuần. Tỷ giá bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN nâng lên 150 đồng, hiện ở mức 22.550 - 23.400 VND/USD.

Với biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.450 - 23.838 VND/USD. Theo đó,
giá USD tại ngân hàng Vietcombank tăng thêm 30 đồng, lên giá mua vào 23.160 đồng/USD và bán ra 23.470 đồng/USD.

Vàng lùi về sát 1.800 USD/ounce, vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng nay giảm thêm hơn 13 USD/ounce, xuống 1.805 USD/ounce trước áp lực USD tăng mạnh. Tuy nhiên, vàng SJC vẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư