Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
VCCI đề nghị xem xét tạm ngưng hiệu lực Thông tư 15/2019/TT-BKHCN để cứu doanh nghiệp
Khánh An - 09/07/2020 14:12
 
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh xem xét tác động của Thông tư 15/2019/TT-BKHCN tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
.
Nhiều doanh nghiệp chỉ còn nguyên liệu sản xuất trong khoảng 2 tháng nữa, do  thay đổi về quy chuẩn với thép không gỉ dạng nguyên liệu...

Văn bản được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký gửi ngày 8/7/2020.

Trong đó, ông đề nghị phương án xử lý có thể gia hạn hiệu lực của Thông tư 15/2019/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ, để điều chỉnh phù hợp.

Cụ thể, VCCI đề nghị: “Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu các ý kiến của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động của Quy chuẩn đến hoạt động sản xuất trong nước. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ vào Điều 153.1.b của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quyết định ngưng hiệu lực của Thông tư 15/2019/TT-BKHCN để điều chỉnh phù hợp.

Trước khi đi đến đề nghị này, VCCI đã nhấn mạnh, mục tiêu chính sách ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ là cần thiết, nhằm bảo đảm chất lượng thép không gỉ sử dụng tại Việt Nam, tránh tình trạng sản xuất, nhập khẩu thép không gỉ có chất lượng kém, bị thôi nhiễm hoạt chất, khôn g bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, đạng nguyên liệu (dạng tấm, thanh, que, dây...) mà không áp dụng cho thép không gỉ dạng ống hộp và thành phẩm (như bồn nước, đồ gia dụng, đồ nội thất...).

Quy định này đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng thép không gỉ nguyên liệu để gia công chế tạo sản phẩm khác, thì nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng quy chuẩn trong khi doanh nghiệp nhập khẩu thép không gỉ dạng ống hộp hay nhập khẩu thành phẩm không cần đáp ứng quy chuẩn.

“Điều này khiến hàng hóa sản xuất trong nước phải đáp ứng yêu cầu cao hơn so với hàng hóa cùng loại nhập khẩu và trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa các nước”, VCCI nhận định.

Ngoài ra, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật cần thiết nhưng cần có lộ trình phù hợp và có giải pháp để nhiều doanh nghiệp biết rõ sự thay đổi chính sách này.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thép không gỉ hay các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp thiếu thông tin về sử thay đổi chính sách để chủ động trong các phương án kinh doanh, gây thiệt hại lớn.

Trước khi VCCI có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất phương án xử lý khó khăn cho doanh nghiệp do quy định của Thông tư 15/2019/TT-BKHCN, 33 doanh nghiệp trong ngành đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư này, để tháo gỡ các quy định họ cho là không hợp lý, bất bình đẳng.

Các doanh nghiệp cho biết, họ không có cơ hội tham gia góp ý khi văn bản này được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng dự thảo.

.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trả lời phóng viên Báo Đầu tư tại Cuộc họp báo thường kỳ quý II/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Đầu tư Online về việc xem xét, xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp đối với Thông tư 15/2019/TT-BKHCN, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cho biết: “Tổng cục đang xem xét, kiến nghị Bộ trưởng phương án gia hạn hiệu lực của Thông tư”.

Ông Linh cũng cho biết, trước đó, cuối tháng 6/2020, sau khi nhận được đơn kiến nghị xem xét nội dung đang gây khó cho hoạt động của các doanh nghiệp của Thông tư 15 từ một số doanh nghiệp trong ngành thép không gỉ, Tổng cục đã tổ chức cuộc làm việc với doanh nghiệp, để ghi nhận ý kiến từ doanh nghiệp.

“Có 8 vấn đề được đưa ra, chúng tôi đã giải đáp và thống nhất đượcc 7 vấn đề. Còn 1 vấn đề vướng là việc có cho phép áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiểu chuẩn do doanh nghiệp tự công bố với hàng nhập khẩu...”, ông Linh cho biết.

Tuy nhiên, ông Linh cũng thừa nhận, có nhiều ý trong các kiến nghị của doanh nghiệp hợp lý, nên Tổng cục đang nghiên cứu, đánh giá, có kiến nghị điều chỉnh phù hợp.

Doanh nghiệp không bó tay trước các quy định gây khó
Với doanh nghiệp, khó khăn từ thiếu đơn hàng, các điều kiện xuất khẩu ngặt nghèo hơn… vẫn không thể so được với những quy định khó lý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư