-
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty -
Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago -
GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 -
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành điện -
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025
Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 7 thảo luận về các nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động năm 2024 của VCCI |
"Doanh nghiệp có vướng mắc gì, hãy gửi tới VCCI". Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Ủy viên Ban chấp hành VCCI phát biểu tại Hội nghị ban chấp hành VCCI lần thứ 7.
Đưa ra thông điệp này khi góp ý vào kế hoạch hoạt động của VCCI năm 2024, bà Nga đặt nhiều kỳ vọng vào các hoạt động đối thoại chính sách, kết nối doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương.
“Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp nào cũng phải cân nhắc rất kỹ các kế hoạch kinh doanh, để đảm bảo tối ưu hiệu quả. Những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách cũng như trong quá trình thực thi đang khiến nhiều kế hoạch trở nên khó thực hiện hơn. Chúng tôi tin là với vị thể của mình, VCCI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn”, bà Nga nói.
Đặc biệt, bà Nga đang kỳ vọng vào việc tham gia góp ý cho các văn bản hướng dẫn các văn bản luật vừa được ban hành, sẽ có hiệu lực vào 1/7 tới đây. Trong số này, các doanh nghiệp đang đặc biệt quan tâm đến các dự thảo nghị định thực thi Luật Đất đai. "Rất cần có sự tham vấn của doanh nghiệp, của VCCI để đảm bảo việc thực thi tới đây thuận lợi", bà Nga đề xuất.
Chia sẻ ý kiến này, bà Hà Thu Thanh, Ủy viên Ban chấp hành VCCI cũng đề xuất, năm 2024, VCCI sẽ tăng cường hoạt động rà soát hệ thống quy định liên quan đến kinh doanh, để tiếp tục phát hiện những nội dung gây vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, kiến nghị sửa đổi.
“Đây cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm của VCCI trong bối cảnh hiện tại, khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức”, bà Thanh kiến nghị.
Trong kế hoạch nhiệm vụ năm 2024 vừa được Ban thường trực của VCCI thảo luận, nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách; thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh tiếp tục được ghi đậm.
Cụ thể, VCCI xác định tiếp tục tăng cường cơ chế đối thoại, tiếng nói đại diện của VCCI đối với Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục đề xuất, xây dựng các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ quốc gia về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; duy trì hiệu quả và nâng cao chất lượng của hoạt động tham gia xây dựng chính sách pháp luật, trong đó, tăng cường sự tham gia có chất lượng của các hiệp hội doanh nghiệp vào công tác xây dựng chính sách pháp luật của VCCI.
VCCI đã tính toán, sẽ tham gia góp ý cho khoảng 180 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, phương án đàm phán quốc tế, trên 100 dự thảo văn bản của các bộ, ngành, địa phương.
Chủ động về phía mình, VCCI sẽ xây dựng khoảng 8-10 báo cáo đánh giá chất lượng xây dựng và thi hành pháp luật, cam kết quốc tế. Trong số này, có thể kể đến những báo cáo đã có thương hiệu như Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI); Báo cáo Dòng chảy pháp luajat năm 2024...
Trong năm 2023, VCCI đã tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản đối với 406 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có nhiều Luật lớn và rất quan trọng, được các cơ quan xây dựng luật đánh giá cao.
Đặc biệt, trong kế hoạch năm 2024, VCCI chú trọng xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; triển khai các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững; thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ làm chủ; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp...
Chiều ngày 8/3/2024, 25 doanh nhân tham gia khóa đào tạo CEOs đầu tiên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã lên đường sang Đài Loan.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI thông báo tại Hội nghị ban chấp hành VCCI lần thứ 7, diễn ra chiều 8/3 tại Quảng Ninh.
“Đây là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ doanh nhân, thúc đẩy xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam. Chúng tôi sẽ phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao.”, ông Công cho biết.
Theo kế hoạch hoạt động năm 2024, cùng với các khóa đào tạo tại Đài Loan, VCCI sẽ tổ chức khóa đào tạo vê quản trị nhân sự theo mô hình Nhật tại Nhật Bản và chương trình bồi dưỡng tại Hoa Kỳ.
Cùng với hoạt động này, để triển khai thực hiện Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, VCCI đặt kế hoạch tiếp tục triển khai các hoạt động thúc đẩy xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam, tuyên truyền thực hành các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam...
Năm nay, VCCI sẽ tổ chức Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy tắc đạo đức doanh nhân và công bố kết quả cuộc thi “Câu chuyên văn hóa doanh nhân”...
-
Tasco được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024 -
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam