-
Cẩn trọng khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội -
Dồn lực đầu tư hạ tầng, MobiFone quyết tâm trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi
Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam đã hoạt động thành công trong không gian. (Ảnh: VNSC)
Hồi đầu tháng 8/2013, PicoDragon đã được phóng thành công lên trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trong module Kibo trên trạm ISS, vào 19 giờ 17 phút ngày 19/11 (giờ Việt Nam), PicoDragon cùng hai vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ được đưa vào quỹ đạo.
Chỉ bốn giờ sau đó, những tín hiệu đầu tiên đã được thu nhận thành công bởi các trạm mặt đất tại Nhật Bản. Tiếp sau đó, trạm mặt đất tại VNSC cũng đã nhận được tín hiệu từ PicoDragon vào lúc 00 giờ 36 phút - 00 giờ 42 phút ngày 20/11 (giờ Việt Nam), khi PicoDragon lần đầu bay qua Việt Nam.
Hiện, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon bắt đầu thực hiện các bước trong qui trình khởi động như kiểm tra trạng thái làm việc, đo đạc các thông số môi trường, đảm bảo đạt yêu cầu cho việc bung ăng ten và khởi động hệ thống thu phát tín hiệu vô tuyến. Ở chế độ thường, PicoDragon liên tục phát đi những bản tin quảng bá với nội dung “PICO DRAGON VIETNAM."
Cũng theo đại diện của VNSC, nhóm kỹ sư của VNSC hiện đang tích cực thực hiện việc thu nhận tín hiệu tiếp theo đồng thời liên lạc với các trạm mặt đất khác trên thế giới để nhờ sự trợ giúp.
Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, liên lạc với mặt đất. (Ảnh: VNSC)
Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1kg, là sản phẩm được phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của VNSC. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, PicoDragon đã đặt dấu mốc là vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo hoạt động thành công trong không gian./
Yên Thủy (Vietnam+)
-
Apple lần đầu bán iPhone 15 Pro với giá thấp hơn -
Quyết định chiến lược của Meta -
Thanh toán được bằng Zalopay trên App Store và các dịch vụ khác của Apple -
Samsung vững ngôi đầu thị trường smartphone 2024 -
Apple Intelligence thất bại trong việc tăng doanh số iPhone -
"Nghị định 168", "phạt nguội", "trừ điểm giấy phép lái xe"... được tìm kiếm nhiều nhất -
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư