-
Ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025 -
Đề xuất thống nhất UBND là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng -
Thái Bình phát động thi đua, tăng tốc sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm 2025 -
Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
Thủ tướng: Dự báo, phân tích khả năng xảy ra chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày tờ trình dự án luật. |
Tiếp tục phiên họp thứ 42, chiều 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Lần sửa đổi này có rất nhiều thay đổi lớn, trong đó có việc bổ sung quy định về chế tài với người đứng đầu trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, lần sửa đổi này Dự thảo quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản trái pháp luật, để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
Tương ứng với trách nhiệm, dự thảo Luật bổ sung quy định về chế tài với người đứng đầu: kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ để đánh giá, xét thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; tuỳ theo mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, xử lý kỷ luật hoặc hình sự.
Đồng thời, dự thảo Luật bổ sung quy định miễn trừ, giảm nhẹ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, công chức làm công tác xây dựng pháp luật nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điểm mới đáng chú ý khác là quy định về vai trò của cơ quan trình dự án luật trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Theo Luật hiện hành, Chính phủ và các cơ quan ngoài Chính phủ thực hiện việc đề xuất, xây dựng và trình dự án luật để Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất; Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan chỉ đạo chỉnh lý dự án luật và chịu trách nhiệm trực tiếp báo cáo Quốc hội về kết quả giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật để Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ hai.
Lần sửa đổi này, Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình. Quốc hội là cơ quan lập pháp, có quyền thông qua hoặc không thông qua dự án luật do Chính phủ trình.
Với đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn từ 22 tháng xuống 12 tháng. Còn thời gian để xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn chỉ mất khoảng 1 - 2 tháng (giảm được 6 - 8 tháng).
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phản ảnh, Thường trực Ủy ban này và các cơ quan của Quốc hội cũng cho rằng, quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết cần được thiết kế để tạo sự chủ động, linh hoạt không chỉ cho cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án mà cả đối với cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và đại biểu Quốc hội, bảo đảm mục tiêu chung về đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác lập pháp. Do đó, đề nghị nghiên cứu, thiết kế quy định thời hạn trong quy trình thẩm tra, xem xét, thông qua dự án theo hướng chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, dự án phải được gửi đến các cơ quan của Quốc hội để tổ chức thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến; trường hợp gửi chậm hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét để bố trí vào chương trình kỳ họp Quốc hội sau kỳ họp gần nhất.
Thường trực cơ quan thẩm tra cũng cơ bản tán thành với định hướng đổi mới quy trình lập pháp theo hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp Quốc hội nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của văn bản. Trường hợp qua thảo luận tại kỳ họp, Quốc hội nhận thấy dự án có nhiều nội dung phức tạp còn có ý kiến khác nhau, cần có thêm thời gian để nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý thì Quốc hội quyết định xem xét, thông qua tại kỳ họp kế tiếp.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 khai mạc ngày 12/2 tới.
-
Vi phạm trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự -
Thủ tướng: Dự báo, phân tích khả năng xảy ra chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay -
Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường hết sức quan trọng -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân -
Trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên -
Quảng Ngãi giải thể, thành lập các tổ chức Đảng và công bố quyết định về cán bộ
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank