-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Ngân hàng dè dặt vì thông tin chưa rõ
Ông Nguyễn Hữu Thủy, Tổng giám đốc VAMC cho biết, trong vòng vài tuần nữa, VAMC mới có thể mua những khoản nợ xấu đầu tiên.
Vài tuần nữa, VAMC mới có thể mua nợ |
Sự chậm chạp của VAMC không có gì là khó hiểu, bởi cho đến nay, văn bản quan trọng nhất để Công ty này hoạt động là thông tư quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC (quy định cụ thể về loại nợ được mua, bán, đặc biệt là những quy định về tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng rủi ro, trái phiếu đặc biệt… ) vẫn chưa được ban hành.
Chính vì vậy, cả VAMC lẫn các ngân hàng thương mại đều chưa có căn cứ để mua nợ, bán nợ.
Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng vẫn chờ đợi quy định cụ thể hơn về điều kiện mua nợ của VAMC. Nếu có lợi, thì họ mới hào hứng bán nợ.
“Các quy định trong Dự thảo Thông tư quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC hiện chưa có lợi cho ngân hàng khi bán nợ. Chưa kể, các quy định này quá chặt chẽ, nhất là yêu cầu về tài sản đảm bảo. Theo tôi, để khuyến khích các ngân hàng mạnh dạn bán nợ cho VAMC, điều kiện mua nợ phải được nới lỏng hơn”, ông Hiếu nói.
Một vấn đề nữa, theo quy định tại Dự thảo Thông tư, trái phiếu đặc biệt sẽ không được Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo lãnh. Điều này có nghĩa là, ngân hàng sẽ phải bán nợ bằng niềm tin. Chưa kể, nếu ngân hàng thương mại mang số trái phiếu này lên cầm cố tại NHNN thì sẽ được chiết khấu tỷ lệ bao nhiêu, phải trích lập dự phòng rủi ro ở tỷ lệ nào… cũng là những câu hỏi chưa có lời giải đáp chính thức.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ nợ xấu trên 7% (tức là bắt buộc phải bán nợ cho VAMC) cho biết, ngân hàng này rất mong muốn bán nợ cho VAMC, song số lượng bán bao nhiêu chỉ được quyết khi VAMC đưa ra điều kiện cụ thể.
“Bởi nếu phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt là 20%, mà bán nợ quá nhiều, thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng”, vị này e ngại.
Được biết, đến nay, mới chỉ có thông tin về một ngân hàng tuyên bố sẵn sàng bán 1.500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, còn lại các ngân hàng khác đều rất dè dặt với vấn đề này.
Lý giải sự phân vân trên, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TienPhong Bank cho biết: “VAMC mới ra đời, nên các ngân hàng thương mại phải nghiên cứu kỹ những điểm lợi và bất lợi rồi mới có thể quyết định. Riêng TienPhong Bank, do tỷ lệ nợ xấu thấp (2,77%), nên chúng tôi có thể tự xử lý, chưa cần bán nợ cho VAMC”.
Sẽ có 10 ngân hàng bán nợ cho VAMC
Theo ông Nguyễn Hữu Thủy, trong vòng 2 tháng tới, VAMC sẽ mua khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu của 10 ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đều nhất trí tự nguyện bán nợ cho VAMC, không phải dùng đến biện pháp ép buộc.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với tiến độ mua nợ đang diễn ra, khả năng trong năm nay, số nợ xấu được VAMC xử lý sẽ chỉ vào khoảng 30.000 - 40.000 tỷ đồng.
Sự thận trọng của cả VAMC lẫn các ngân hàng trong mua, bán nợ xấu là điều dễ hiểu, vì đây là mô hình mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự chậm trễ này cũng cho thấy, khả năng VAMC xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2013 như kỳ vọng của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là rất khó.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) khẳng định, để hoàn thiện hồ sơ, bảng biểu các khoản nợ xấu cho VAMC, các ngân hàng phải mất vài tháng chuẩn bị. Trong khi đó, từ nay đến hết năm, chỉ còn chưa đầy 5 tháng. Như vậy, mục tiêu xử lý 40.000-70.000 tỷ đồng là vô cùng nặng nề.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, mục tiêu trên là một quyết tâm chính trị. “Để thực hiện quyết tâm này, VAMC phải bắt tay vào xử lý nợ xấu thật nhanh, mà trước hết là phải sớm ban hành các quy định mua bán nợ phù hợp để khuyến khích các ngân hàng bán nợ”, ông Hiếu nói.
Hà Tâm
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk