
-
Hưng Yên lần đầu tiên góp mặt trong Top 10 PCI 2024
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Các doanh nghiệp lớn toàn cầu gia tăng đầu tư tại Việt Nam
-
Sửa Luật Nhà giáo: Có thể phân cấp tuyển dụng giáo viên cho một số trường phổ thông
-
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
-
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024 -
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại Sân bay quốc tế Kansai, Osaka. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Nếu như ở tầm song phương, có thể khẳng định, đây là mối quan hệ đối tác đặc biệt, vô cùng tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản sau hơn 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, thì ở tầm đa phương, mối quan hệ cũng ngày càng bền chặt và hiệu quả hơn.
Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà ngay ở lần tổ chức sự kiện quốc tế đầu tiên ngay sau khi bắt đầu Triều đại Reiwa - Lệnh hòa mới bắt đầu, Nhật Bản đã mời Việt Nam là khách mời đặc biệt của Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Lý do chỉ có thể là Nhật Bản đặc biệt coi trọng Việt Nam, với tư cách là một đối tác tin cậy. Hơn thế nữa, vị thế của Việt Nam cũng đang lên trên trường quốc tế, nhất là sau sự kiện Việt Nam vừa chính thức đắc cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Không chỉ Nhật Bản, việc Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 cũng cho thấy, các thành viên của G20 rất coi trọng vị thế của Việt Nam trong nền chính trị thế giới, cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là lần thứ 4 trong vòng 10 năm qua, Việt Nam tham dự Hội nghị G20.
Tham dự G20 là cơ hội để Việt Nam khẳng định đường lối ngoại giao rộng mở, chủ trương chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò, vị thế, tiếng nói của mình trong việc giải quyết những vấn đề chung của kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang căng thẳng, xu hướng bảo hộ mậu dịch quay trở lại, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến nhanh như vũ bão và nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức về môi trường.
Theo dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể, nhằm chia sẻ tầm nhìn, nỗ lực hợp tác và ý tưởng của Việt Nam trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, vì một hành tinh xanh, một thế giới hòa bình, cùng phát triển và thịnh vượng, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Không những vậy, tham dự Hội nghị G20 cũng là cách để Việt Nam tiếp tục ủng hộ, đồng hành với Nhật Bản trong thể hiện vai trò dẫn dắt, trong xử lý các vấn đề chung của kinh tế toàn cầu, với tư cách là đối tác hợp tác toàn diện, tin cậy của nhau.
Có thể nói, sau hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, toàn diện chưa từng có trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, du lịch, giáo dục, ngoại giao nhân dân… Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp ODA lớn nhất, đối tác thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối tác thứ ba về du lịch, đối tác thứ tư về thương mại...
Hai bên cũng đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, như APEC, ASEM, ASEAN…, và mới đây là cùng tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để mang lại lợi ích cho cả hai phía, cũng như cho tất cả các nền kinh tế thành viên.
Bởi vậy, chuyến công du của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản lần này, có thể nói, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện và thực chất hơn, trong đó có hợp tác về thương mại và đầu tư - những nền tảng quan trọng để kết nối hai nền kinh tế.

-
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp -
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024 -
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng -
Tiêu thụ điện ngày lễ 30/4-1/5/2025 chỉ bằng 60 - 70% ngày thường -
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI -
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025 -
Bổ sung loạt chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới