Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Viễn thông khát tần số mới
Tú Ân - 11/06/2017 07:30
 
Ngày 30/6/2017, Hội đồng Đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ bắt đầu phát hành hồ sơ đấu giá các băng tần 2.500 - 2.570 MHz và 2.620 - 2.690 MHz.
.
Dự kiến đến năm 2020, sau khi hoàn tất Đề án Số hóa truyền hình, băng tần 700 MHz mới được giải phóng để cung cấp cho các nhà mạng.

Điều kiện tham gia đấu giá

Băng tần 2,6 GHz là băng tần đầu tiên được đưa ra đấu giá kể từ khi Luật Tần số vô tuyến điện có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2010).

Trước đó, Hội đồng Đấu giá đã có nhiều buổi làm việc về các nội dung liên quan đến hồ sơ đấu giá băng tần 2,6 GHz cho các doanh nghiệp (doanh nghiệp). Theo đó, lần đấu giá này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đưa ra 4 băng tần 4G để đấu giá, tương ứng với 4 doanh nghiệp được cấp phép 4G (VinaPhone, Mo-biFone, Viettel và Gmobile). Nguyên tắc là mỗi doanh nghiệp chỉ được trúng đấu giá tối đa một khối băng tần. Giấy phép sử dụng tần số sẽ có thời hạn 15 năm.

doanh nghiệp trúng đấu giá, khi triển khai hệ thống thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ điều kiện sử dụng băng tần; tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 47:2015/BTTTT về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm gốc thông tin di động phần truy nhập vô tuyến liên quan tới công nghệ LTE/LTE-Advanced; các giới hạn phát xạ đối với khối băng tần được cấp phép theo quy định tại phụ lục của Hồ sơ mời đấu giá.

Để tham gia đấu giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải đảm bảo một số điều kiện  như có hạ tầng mạng theo quy định của pháp luật về viễn thông. Trường hợp 2 doanh nghiệp cùng đăng ký tham gia đấu giá, nhưng sở hữu chéo giữa 2 doanh nghiệp này trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần, thì chỉ một doanh nghiệp được phép tham gia đấu giá.

doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực tài chính, đầu tư, năng lực kỹ thuật, nghiệp vụ và nguồn nhân lực. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện cam kết về tổng số eNode B triển khai, công nghệ triển khai, tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ, lớn hơn hoặc bằng 90%...

doanh nghiệp viễn thông sẽ được tham vấn 2 phương án đấu giá. Đó là đấu giá trực tiếp bằng bỏ phiếu kín, kết thúc đấu giá sau một vòng với 2 phiên (phiên đấu giá trước và đồng thời cho 3 khối băng tần loại 2 x 20 MHz và phiên đấu giá một khối băng tần loại 2 x 10 MHz) và đấu giá trực tiếp bằng bỏ phiếu kín nhiều vòng, kết thúc đấu giá khi không còn doanh nghiệp đấu giá.

Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Hội đồng Đấu giá đã tiến hành tham vấn các doanh nghiệp viễn thông thuộc diện có giấy phép, đủ điều kiện tham gia đấu giá và lấy ý kiến đối tượng tiềm năng khác có đủ điều kiện về giấy phép có thể tham gia đấu giá, nội dung lấy ý kiến tập trung vào các yêu cầu tham gia và phương thức đấu giá.

Trước đó, ngày 29/5/2017, Hội đồng Đấu giá đã chính thức thông báo mời các doanh nghiệp tham gia đấu giá. Theo kế hoạch, thời gian phát hành hồ sơ đấu giá từ 8 h ngày 30/6/2017 đến 17 h ngày 30/6/2017 và thời gian nộp Hồ sơ đấu giá từ 8 h ngày 29/9/2017 đến 17 h ngày 29/9/2017 (tại trụ sở Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 - Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).

doanh nghiệp “khát” tần số mới

Hiện tại, các giấy phép triển khai 4G được cấp cho các nhà mạng được triển khai 4G trên băng tần 1.800 MHz vốn đang dùng cho mạng 2G, do vậy, về lâu dài sẽ không đủ cho các nhu cầu sử dụng 4G ngày càng đa dạng.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, các thiết bị đầu cuối cho 4G mà thế giới sản xuất chủ yếu phù hợp cho băng tần 2.600 MHz, nên muốn phát triển phổ cập 4G, nhà mạng rất cần tần số này.

Mặt khác, theo ông Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel, nhu cầu sử dụng băng tần để phát triển dịch vụ 4G của các nhà mạng là rất lớn, nên ngoài băng tần 2.600 MHz, các doanh nghiệp còn cần thêm cả băng tần 700 MHz sau khi tiến hành số hóa truyền hình để các nhà mạng có đủ băng tần nâng cao chất lượng cho dịch vụ 4G.

Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước mới đây, Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị các doanh nghiệp viễn thông phải chủ động trong việc đề xuất điều kiện sử dụng như thế nào là hợp lý với chiến lược phát triển viễn thông của Việt Nam, mức giá như thế nào để đảm bảo cho doanh nghiệp trúng đấu giá sớm đưa băng tần này vào khai thác cung cấp dịch vụ băng rộng với chất lượng, giá cả hợp lý với người tiêu dùng.

Như vậy, việc sớm đưa thêm băng tần 2.600 MHz vào sử dụng sẽ giúp các nhà mạng có thêm băng tần để triển khai mạng di động băng rộng. Tuy nhiên, các nhà mạng lại “thích” băng tần 700 MHz đang được dùng cho truyền hình. Đây là băng tần có tốc độ truyền dẫn cao, vùng phủ sóng rộng, phù hợp cho triển khai 4G đến nông thôn với giá rẻ, song chưa biết khi nào mới được cấp phép để triển khai 4G. Bởi đến năm 2020, sau khi hoàn tất Đề án Số hóa truyền hình, băng tần 700 MHz mới được giải phóng để cung cấp cho các nhà mạng.

Nhà mạng đua xuất khẩu thiết bị viễn thông
Viettel và VNPT đều đang có động thái chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm thiết bị công nghệ viễn thông do họ tự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư