-
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 -
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 -
Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp -
TP.HCM xác định phải vào "đội hình chính", "đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Hà Nội: Thu ngân sách từ đấu giá đất năm 2024 tăng gấp đôi so với năm trước
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo. |
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra khuyến nghị này tại Hội thảo chuyên đề "Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch Covid-19: Đề xuất cho Việt Nam" diễn ra sáng 22/4 tại Hà Nội.
Khuyến nghị được đưa ra trong bối cảnh dù Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia thành công trong kiểm soát dịch Covid-19, tạo tiền đề cho phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước, tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn. Đại diện CIEM cho rằng, nếu nền kinh tế chậm phục hồi, cải cách thể chế kinh tế cũng sẽ thiếu sự đồng thuận và động lực cần thiết, và/hoặc không tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Những thành công nhất định trong chỉ đạo và điều hành của Chính phủ từ năm 2020 đến nay thể hiện ở những bước chuyển phù hợp, linh hoạt, những phản ứng chính sách kịp thời và hướng nhiều hơn tới chủ động quản trị bất định, đã góp phần vào thành công của kiểm soát dịch Covid-19. Do đó, việc đảm bảo các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế có sự song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong bối cảnh Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng 2,91% trong năm 2020 và phục hồi ở mức 4,48% trong quý I/2021. Dù còn thấp hơn so với trước Covid-19, những kết quả tăng trưởng này của Việt Nam vẫn cao hơn so với kết quả báo cáo của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, kể cả khu vực Đông Á.
Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề tới nhiều ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là du lịch. Tuy vậy, năm 2020 cũng ghi nhận một số ngành sản xuất có tăng trưởng nổi bật như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, cùng với sự phát triển một số ngành nghề mới như dịch vụ số, thương mại điện tử, sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu của CIEM nhận định, nếu đạt được những đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam có thể đạt tới 6,76% trong giai đoạn 2021 - 2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn chiến lược 2021 - 2030 với những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mới. Dù phải cân nhắc những kịch bản diễn biến dịch bệnh, Việt Nam cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khi Covid-19 kết thúc. Việc đảm bảo các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng cũng là một yêu cầu thách thức.
Đối với lộ trình chính sách cho giai đoạn 2021 - 2023, các chuyên gia khuyến nghị tiếp tục phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với cải cách thể chế kinh tế trong năm 2021; kết hợp giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế trong năm 2022; rút dần các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, tập trung vào cải cách thể chế kinh tế trong năm 2023.
-
Quảng Ngãi dự toán thu hàng nghìn tỷ đồng từ tiền sử dụng đất năm 2025 -
Công tác cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ấn tượng -
Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025 -
Xuất nhập khẩu cán đích gần 800 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp
-
Hà Nội siết chặt quản lý tài sản công theo quy định mới -
TP.HCM xác định phải vào "đội hình chính", "đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Tư lệnh giao thông ra công điện thúc tiến độ 8 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam -
Hà Nội: Thu ngân sách từ đấu giá đất năm 2024 tăng gấp đôi so với năm trước -
Xử lý công sản dôi dư “hậu sắp xếp” tổ chức bộ máy -
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án