-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Cuộc họp diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khởi nghiệp Hàn Quốc Oh Youngju. Ảnh: MPI |
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết khu vực DNNVV luôn có vị trí đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tại các nền kinh tế APEC, DNNVV được coi là xương sống của nền kinh tế, chiếm tới 98 - 99% tổng số doanh nghiệp, đóng góp từ 40 - 60% GDP của đất nước.
Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm khoảng 98% trong tổng số gần 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người lao động, là nơi khởi nguồn đổi mới sáng tạo trong kinh doanh và là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của khu vực DNNVV ở cả 2 quốc gia, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tới Việt Nam tháng 6 năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Oh Young Joo đã thảo luận về việc hai Bộ thành lập Uỷ ban hợp tác cấp Bộ.
"Việc thành lập Ủy ban nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nhân của hai nước cũng như tăng cường hợp tác giữa DNNVV và khởi nghiệp trong các lĩnh vực có thế mạnh của hai bên", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.
Tháng 7 vừa qua, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai Bộ trưởng đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng. Hai bên kỳ vọng Biên bản hợp tác sẽ mở ra nhiều cơ hội mới về hợp tác đầu tư, thương mại, kết nối kinh doanh giữa DNNVV hai nước, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững của hai quốc gia.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: MPI |
Hàn Quốc là quốc gia có kinh nghiệm bề dày trong phát triển các DNNVV. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu quốc tế của Hàn Quốc đều có quá trình trưởng thành từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.
Các DNNVV của Việt Nam cũng đã và đang từng bước phát triển, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, từng bước tham gia vào các công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc. Các DNNVV Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như chế biến, chế tạo, điện - điện tử, nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, dệt may, da giày…
Thông qua hoạt động của Ủy ban hợp tác giữa 2 Bộ, cùng với sự tham gia của các viện nghiên cứu, Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc và Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng hai bên sẽ cùng nhau triển khai tích cực và hiệu quả các dự án, hoạt động hợp tác nghiên cứu chung, tập trung vào các lĩnh vực như: Nông nghiệp công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dược phẩm, chip bán dẫn, điện tử…
Với mục tiêu triển khai các cam kết trong Biên bản ghi nhớ giữa hai Bộ, cuộc làm việc là cơ hội để hai bên cùng trao đổi, thảo luận về tình hình phát triển DNNVV hai nước, những trọng tâm cần thúc đẩy trong hỗ trợ DNNVV giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục tin tưởng và mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu cao, đặc biệt là các lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và các ngành mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen, công nghiệp văn hóa - giải trí.
"Chúng tôi mong muốn Chính phủ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp cùng xây dựng và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Đánh giá cao ý nghĩa của cuộc họp trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khởi nghiệp Hàn Quốc Oh Youngju tin tưởng, đây sẽ là cơ hội để mở ra chương mới trong hợp tác giữa hai nước. Bộ trưởng Oh Youngju tin tưởng sau cuộc họp, hai bên sẽ đưa ra phương án để thực thi hiệu quả biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian tới.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành nhà đầu tư lớn.
Lũy kế đến tháng 6/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt gần 87,5 tỷ USD với hơn 10.000 dự án đầu tư, chiếm 25% tổng số dự án và hơn 18% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc đã đầu tư thêm 1,4 tỷ USD, xếp thứ 4 trong số 84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Những năm gần đây, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một ở Việt Nam và hai bên đã chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022. Đặc biệt, gần đây, đầu tư từ Hàn Quốc có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, các dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao...
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang