-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2023.
Theo mục tiêu đề ra Việt Nam sẽ giảm 80% mức tiêu thụ HFC vào năm 2045. |
Việt Nam áp dụng lộ trình loại trừ dần các chất HFC từ năm 2024 theo cam kết quốc tế, tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045.
Theo quy định của Nghị định thư Montreal, là một nước thành viên, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn một số chất làm suy giảm tầng ozone (HCFC) như CFC, Halon, CTC; kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu Methyl Bromide và thực hiện loại trừ theo lộ trình các chất HCFC.
Các môi chất này được sử dụng chính trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.
Theo đó, Thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (thuộc Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone), Việt Nam đang trong lộ trình loại trừ dần các chất hydrochlorofluorocarbon (HCFC- Đây là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh).
Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn, và 1.300 tấn trong giai đoạn 2025-2030.
Dự kiến sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó cho đến khi chấm dứt nhập khẩu hoàn toàn các chất HCFC vào năm 2040.
Từ năm 2024, Việt Nam bắt đầu lộ trình loại trừ các chất chlorofluorocarbon (HFC) và sẽ phải thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024-2029, giảm dần lượng tiêu thụ tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045.
Để thực hiện các mục tiêu này, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành đã tạo ra khung pháp lý quan trọng để quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính tại Việt Nam.
Trong đó bao gồm các quy định điều chỉnh các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ và xử lý các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát;
Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong xuất, nhập khẩu và sản xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính…
Các quy định trên đều có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty xuất, nhập khẩu hóa chất, thiết bị, sản xuất thiết bị, thu gom, xử lý chất thải nguy hại; ban quản lý các tòa nhà cao tầng và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh và điều hoà không khí.
Còn theo ý kiến của bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, Cục Biến đổi khí hậu, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, trình ban hành trước ngày 31/10/2023.
Quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 về hoạt động thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm sẽ bắt buộc áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Đối tượng phải thực hiện là các tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu các thiết bị: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); hoặc thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW.
Quá trình xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trình Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng năng lực cho đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng và áp dụng các thực hành tốt để giảm rò rỉ môi chất lạnh thất thoát ra môi trường;
Cục này cũng huyến khích và có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, áp dụng các giải pháp thay thế không sử dụng HCFC càng sớm càng tốt; xây dựng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan về đảm bảo an toàn trong sản xuất, sử dụng những môi chất lạnh thân thiện với khí hậu…
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu