
-
Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2022 đạt 63 triệu tấn, xấp xỉ năm 2021
-
VEC dồn lực, giữ vững vị thế là doanh nghiệp đầu tàu trong phát triển đường cao tốc
-
Việt Nam chi gần 9 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu
-
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV
-
Samsung, xin cảm ơn! -
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số
![]() |
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược “rút lui” cho nhiệt điện than. |
Chia sẻ quan điểm phát triển năng lượng bền vững với Việt Nam, từ đầu cầu châu Âu, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam lưu ý: "Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược “rút lui” cho nhiệt điện than, bao gồm cả chính sách hỗ trợ cho chuyển đổi tại các khu vực có nền kinh tế phụ thuộc vào điện than. Đảm bảo không vượt trần phát thải và tăng cường các cơ chế kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện đốt than hiện nay.
“Điều quan trọng phải cải cách thị trường năng lượng để đảm bảo tính linh hoạt, khả năng dự báo, vai trò trung tâm của người tiêu dùng và tối ưu hóa các chi phí. Thị trường năng lượng vận hành hiệu quả hơn sẽ giúp các DN tư nhân hoạt động ổn định và tiên liệu được các diễn biến, đồng thời đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và người đóng thuế”, Đại sứ Giorgio Aliberti nhấn mạnh.
Từ kinh nghiệm phát triển năng lượng tại châu Âu, Đại sứ Giorgio Aliberti cho biết, Việt Nam cần đặt ra các mục tiêu rõ ràng và tham vọng về năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đến năm 2030. Cần có các chính sách và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích dài hạn để thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Thuận lợi là Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió). Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về điện gió ngoài khơi giúp Việt Nam xây dựng được kịch bản đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải điện. Theo đó, ưu tiên hiệu quả năng lượng trước nhất là cách làm thông minh giúp giảm chi phí cho người dùng điện, giảm chi phí nhập khẩu năng lượng và hạn chế được nhu cầu về công suất phát điện và xây mới các nhà máy điện.
Tuy nhiên, Đại sứ lưu ý, việc giá điện hiện nay thấp hơn so với giá thị trường đang gây khó khăn cho các nỗ lực nhằm giảm thiểu cường độ năng lượng và đầu tư vào sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Một yếu tố quan trọng nữa là đầu tư vào các lưới truyền tải điện thông minh để đảm bảo sản xuất năng lượng phân tán hiệu quả hơn.
Xây dựng lưới điện liên kết với các nước láng giềng, chuẩn bị trước cho xử lý trong tương lai rác thải từ các nguyên vật liệu sản xuất năng lượng tái tạo, như các tấm pin điện mặt trời sẽ trở thành rác điện tử khi không còn sử dụng.
Với những chính sách đầu tư năng lượng với mục tiêu rõ ràng, kết hợp giữa khung pháp lý hiện hành với một tầm nhìn hỗ trợ thực hiện các chính sách kể trên, Đại sứ Giorgio Aliberti cho rằng sẽ giúp đảm bảo thu hút đầu tư chất lượng cao, đổi mới sáng tạo nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm mới.

-
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV -
Samsung, xin cảm ơn! -
Lọc dầu Dung Quất duy trì vận hành công suất 110% dịp Tết Nguyên đán -
“Việt Long luôn đồng hành cùng Quảng Ninh để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh” -
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số -
FTA tiếp tục là "bệ phóng" cho xuất khẩu năm 2023 -
Cá ngừ lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm