Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Việt Nam chi 11,4 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may
Thế Hoàng - 22/07/2019 16:21
 
Thu về gần 18 tỷ USD giá trị xuất khẩu trong nửa đầu năm 2018, nhưng nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu của ngành cũng lên tới 11,39 tỷ USD, tăng 5,6%
Chi nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may 6 tháng 2019 đạt 11,4 tỷ USD.
Chi nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may 6 tháng 2019 đạt 11,4 tỷ USD.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas),  6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những biến động và xung đột chính trị, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hình hình xuất khẩu của mặt hàng dệt may, nhất là ngành sợi khi tồn kho tại một số doanh nghiệp gia tăng mạnh.

6 tháng qua, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%. Mặt hàng vải đạt 1,02 tỷ USD tăng 29,9%, các mặt hàng xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD tăng 1,1%, vải địa kỹ thuật tăng 16,9%, phụ liệu dệt may giảm 0,29%.

Cân đối xuất nhập khẩu dệt may 6 tháng 2019.
Cân đối xuất nhập khẩu dệt may 6 tháng 2019.

Ở chiều ngược lại, do phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài, nên kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng gia tăng, với 11,39 tỷ USD tăng 5,66%. Trong đó, nhập khẩu bông đạt 1,52 tỷ USD, nhập khẩu xơ sợi các loại đạt 1,23 tỷ USD, nhập khẩu vải đạt 6,75 tỷ USD, nhập khẩu phụ liệu đạt 1,89 tỷ USD tăng 5%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 9,56 tỷ USD tăng 7,04%.

Theo Vitas, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nhiều thách thức trong hoạt động  sản xuất knh doanh. Tại nhiều doanh nghiệp. đơn hàng xuất khẩu chỉ đạt 70% so với năm 2018.  

Đặc biệt, tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, cắt giảm lượng nhập hàng. Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng.

Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì thời điểm năm 2019 chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của các nhà mua hàng lớn trên thế giới đều lo ngại chiến tranh thương mại sẽ leo thang, nên các đơn hàng bị “chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước.

EVFTA chưa tạo bùng nổ đơn hàng dệt may xuất khẩu
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang đến cho dệt may...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư