
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
-
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
-
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả
Là một trong những loài cá thịt trắng thơm ngon, lại nhiều dinh dưỡng, cá rô phi ngày càng được các thị trường trên thế giới ưa thích. Trong gần 15 năm qua kể từ năm 2010, sức tiêu thụ cá rô phi thế giới tăng trưởng 5,4% mỗi năm. Năm 2024, sản lượng cá rô phi trên toàn cầu đạt khoảng 7 triệu tấn tăng 5% so với năm 2023.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, với sản lượng nhập khẩu hơn 178.000 tấn - tương ứng 802 triệu USD vào năm 2024. Top 5 nguồn cung lớn nhất cá rô phi cho Mỹ gồm Trung Quốc, Columbia, Honduras, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc).
Dù Việt Nam không nằm trong số các quốc gia cung ứng nhiều cá rô phi sang Mỹ, song ở phía ngược lại, Mỹ là thị trường nhập khẩu số 1 của cá rô phi Việt Nam. Quý I vừa qua tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam đạt gần 14 triệu USD, tăng 131% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, thị trường Mỹ chiếm 46% và thị trường Nga chiếm 13%.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Mỹ đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi.
Trong bối cảnh hiện tại, ngành cá rô phi Việt Nam có nhiều điều kiện tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Mỹ, đặc biệt khi nguồn cung từ Trung Quốc đối diện với áp lực.
Theo đó, nếu thuế đối ứng của Mỹ đối với mặt hàng thủy sản của Trung Quốc tăng lên 245%, cá rô phi sẽ được Trung Quốc tiêu thụ nội địa, hoặc đưa sang các thị trường khác. Chưa kể, Trung Quốc cũng đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi.
Chính quyền Quảng Đông đã công bố từ ngày 15/2/2025, các nhà máy chế biến sẽ bị cấm mua cá rô phi từ các trang trại không có chứng nhận xuất khẩu, sau khi Hải Nam có các biện pháp tương tự từ ngày 16/1.
Với các nguồn khác trong top 5 như Honduras hay Columbia, hoạt động xuất khẩu cá rô phi dự báo tiếp tục giảm do biến đổi khí hậu và dịch bệnh khiến sản lượng cá bị ảnh hưởng.
“Suy giảm nguồn cung và thuế quan cao đối với cá rô phi Trung Quốc, tạo cơ hội cho Việt Nam và các nước khác”, ông Nguyễn Hoài Nam đánh giá tại Hội thảo giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025, tổ chức ngày 17/4.
![]() |
Xuất khẩu cá rô phi có nhiều triển vọng gia tăng tại thị trường Mỹ trong 2025. |
Những năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu, tổ chức sản xuất cá rô phi. Nhờ vậy, Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng nhanh về diện tích nuôi, năng suất và sản lượng cá rô phi. Theo báo cáo tại hội thảo, năm 2024, diện tích nuôi cá rô phi đạt khoảng 42.000 ha, sản lượng ước đạt 316.000 tấn, với kim ngạch xuất khẩu 30,9 triệu USD.
Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện sản xuất thuận lợi như khí hậu nhiệt đới (27-32°C), diện tích mặt nước lớn (3.300 ha tại Đồng bằng ), lý tưởng cho nuôi cá rô phi với chu kỳ ngắn (5-6 tháng, 600-800g/con). Chi phí nuôi thấp, do người nuôi đã áp dụng công nghệ bể bạt để tăng năng suất, giảm dịch bệnh.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết trong Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cá rô phi là một trong những đối tượng tiềm năng được khuyến khích phát triển và ngành thủy sản mong muốn phát triển không chỉ nuôi ao mà còn khai thác được các vùng hồ chứa.
Tuy vậy, sản xuất cá rô phi còn bộc lộ nhiều bất cập; khó khăn về số lượng, chất lượng cá giống nên ngành chưa tạo được sản lượng cá rô phi hàng hóa chất lượng cao, phần lớn sản phẩm cá rô phi chỉ được tiêu dùng trong nước. Gần đây, đã có một số doanh nghiệp tiên phong trong phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu, nhưng sản lượng xuất khẩu còn thấp.
Đại diện Cục Thủy sản cho rằng đối với việc xuất khẩu cá rô phi, Việt Nam cần phải có tính toán ngay từ đầu, không làm theo kiểu 'thích làm cái gì là gom đem bán' như nhiều sản phẩm trước đây, từ đó cứ luẩn quẩn câu chuyện tự cạnh tranh trong nội tại và tự làm xấu hình ảnh con cá của chính mình. ”Quan trọng nhất là tiềm năng lợi thế có, chúng ta phải cùng nhau bắt tay làm", ông Luân nói thêm.
Tại hội nghị, một số doanh nghiệp đề xuất Việt Nam nâng tầm cá rô phi thành sản phẩm chủ lực sau tôm và cá tra. Theo đó, chính sách phải đi trước để phát triển sản phẩm, chứ không để sản phẩm phát triển rồi chính sách mới đi sau, như vậy sẽ có độ trễ. Ngành cá rô phi cũng cần lấy sản phẩm đông lạnh làm trung tâm, đồng thời tăng cường chế biến sâu, đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

-
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp -
Bưởi Việt chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc: Bước ngoặt mới cho nông sản Việt -
Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo lớn cho Philippines
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu