
-
Hội nghị Thượng đỉnh P4G: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Phát triển xanh và quá trình chuyển đổi công bằng
-
Nhiều doanh nghiệp chủ động vào cuộc kiểm soát khí nhà kính
-
Đầu tư vào cảnh báo sớm thiên tai nhằm bảo vệ con người trước thảm họa -
Đề xuất tăng tỷ lệ mua tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Thành phố sẽ tổ chức quản lý tổng thể 6 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản gồm: hồ Suối Hai (huyện Ba Vì); hồ Đồng Mô (huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây); hồ Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây); sông Hồng đoạn qua xã Cổ Đô, xã Tòng Bạt và xã Phong Vân (huyện Ba Vì). Các khu vực này là nơi cư trú, sinh sản, phát triển của nhiều loài thủy sản có giá trị sinh thái và kinh tế.
Theo kế hoạch, Thành phố sẽ đẩy mạnh điều tra, đánh giá môi trường nước, hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tại từng khu vực, từ đó xác định khu vực bãi giống, bãi đẻ, nơi thủy sản non sinh sống và các tuyến di cư tự nhiên.
![]() |
Mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì). |
Đặc biệt, Hà Nội đặt mục tiêu hình thành các khu vực cư trú nhân tạo dành cho những loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Đồng thời tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
Thành phố sẽ xây dựng và ban hành quy chế, kế hoạch quản lý riêng cho từng khu vực, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương. Việc bảo vệ và khai thác thủy sản sẽ gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng, đảm bảo chia sẻ hài hòa giữa các bên liên quan như tổ chức, cá nhân khai thác, người dân địa phương, doanh nghiệp dịch vụ.
Song song với công tác bảo tồn, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu tích hợp phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành thủy sản. Các mô hình du lịch kết hợp trải nghiệm môi trường tự nhiên, tham quan sinh cảnh loài quý hiếm... được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn mới trong phát triển du lịch nông thôn tại các vùng ven đô và ngoại thành.
Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm cũng sẽ được tăng cường, đảm bảo ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép, sử dụng ngư cụ cấm, hủy hoại môi trường sinh thái thủy vực. Đồng thời, Hà Nội sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ trách nhiệm của các địa phương được giao quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, theo đúng quy định của Luật Thủy sản năm 2017.
Theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản đóng vai trò then chốt trong việc duy trì nguồn giống tự nhiên, khôi phục đa dạng sinh học và giảm áp lực khai thác lên các vùng nước tự nhiên.
Thực tế, không những là nguồn sinh kế quan trọng cho nhiều hộ dân ven sông, ven hồ, tài nguyên thủy sản còn đóng vai trò như một “hệ sinh thái đệm” bảo vệ môi trường nước và góp phần phát triển kinh tế du lịch sinh thái nông nghiệp, đây là một trong những hướng đi đang được Hà Nội ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

-
Hà Nội siết chặt quản lý 6 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản -
Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) và sự tham gia của Việt Nam -
Đầu tư vào cảnh báo sớm thiên tai nhằm bảo vệ con người trước thảm họa -
Đề xuất tăng tỷ lệ mua tín chỉ carbon cho doanh nghiệp -
Chủ tịch Bình Định yêu cầu các khu, cụm công nghiệp phát triển theo hướng sinh thái -
Samsung Việt Nam đồng hành cùng “thế hệ vươn mình” -
Việt Nam lần đầu đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về tăng trưởng xanh
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí