-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV
Báo cáo “Where in the World? Business Process Outsourcing (BPO) & Shared Service Location Index” mà Cushman & Wakefield (C&W) vừa công bố cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong số các điểm đến về BPO (ủy thác quy trình doanh nghiệp).
Đây là lần đầu tiên Việt Nam giữ vị trí này. Điều này được cho là có thể gây ngạc nhiên cho một số người, nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã trở nên đặc biệt hấp dẫn nhờ những chính sách cải cách của Chính phủ.
Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng các điểm đến BPO |
Chính sách đầu tư quy mô lớn cho giáo dục và đào tạo đã giúp nhiều người Việt Nam có trình độ và kỹ năng cao hơn tạo điều kiện để Việt Nam dịch chuyển nguồn nhân lực của mình từ các lĩnh vực có năng suất lao động thấp sang các lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã liên tiếp được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về ủy thác dịch vụ phần mềm (Software Outsourcing).
Cũng theo báo cáo này, với mức lương thấp hơn so với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã thiết lập được vị trí là một trong những điểm đến off-shore hấp dẫn trên toàn cầu (điểm gia công dịch vụ tại nước ngoài) với chất lượng tốt nhất so với chi phí.
Hiện Việt Nam có khoảng 1.000 công ty phần mềm với trên 80.000 nhân viên và là một trong những thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới và là thị trường ủy thác dịch vụ phần mềm lớn thứ 2 của các đối tác Nhật Bản.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ và 1-1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động hàng năm, Việt Nam đang có một nguồn cung nhân lực khá dồi dào.
“Mặc dù không phải là điểm đến gia công phần mềm với giá rẻ nhất, Việt Nam vẫn còn rất cạnh tranh so với các địa điểm khác trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí tại Ấn Độ và Trung Quốc đang có xu hướng tăng”, đại diện Cushman & Wakefield cho biết.
Trước đó, trên tờ TechCrunch, ông Lieberman, Chủ tịch KMS Technology - hãng cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin có văn phòng tại Atlanta (Mỹ) và TP.HCM đã đưa ra nhận định rằng, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam được coi là điểm thay thế Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ thuê ngoài, trong bối cảnh chi phí gia tăng và tỷ lệ nghỉ việc tại những nước này đều đang ở mức cao.
Theo ông Lieberman, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực thuê ngoài dịch vụ dựa trên 2 yếu tố: nguồn nhân lực có kỹ năng công nghệ thông tin hiện đại và tỷ lệ nhảy việc thấp.
Dựa trên những kinh nghiệm hoạt động tại Ấn Độ, vị Chủ tịch KMS Technology nhận thấy kỹ năng công nghệ thông tin hiện đại của lao động Việt Nam đã bằng và trong một số trường hợp còn vượt quốc gia Nam Á khác.
Khả năng ngoại ngữ của nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam cũng xuất sắc, đồng thời, các trường học đang chú trọng dạy tiếng Anh, thành thạo ngôn ngữ này sẽ cho phép Việt Nam tiến xa trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trong khi đó, theo nhận định của nhiều doanh nghiệp phần mềm trong nước, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội không giới hạn từ thị trường thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu.
Theo con số dự báo của hãng nghiên cứu Gartner, tổng mức chi cho công nghệ thông tin thế giới vào năm 2015 ước đạt 980 tỷ USD, trong đó, riêng chi cho ủy thác dịch vụ công nghệ thông tin (IT Outsourcing) là 299 tỷ USD.
Hãng nghiên cứu này cũng cho rằng, 67% nhân lực cho ngành công nghệ thông tin sẽ đến từ khu vực châu Á và Việt Nam là một trong 5 điểm đến mới về Outsourcing trong khu vực châu Á.
Bên cạnh đó, là cơ hội từ xu hướng chuyển dịch địa điểm ủy thác dịch vụ công nghệ thông tin sang các nước trong khu vực Đông Nam Á của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Hiện, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho việc khai thác cơ hội lớn từ thị trường thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu.
Gần đây nhất phải kể đến FPT, công ty này đã có những động thái khá mạnh mẽ trong việc chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu từ thị trường nước ngoài. Và một trong số đó là triển khai chương trình đào tạo 10.000 kỹ sư cầu nối (BrSE) cho thị trường Nhật Bản.
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả