-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Theo Chiến lược này, hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam là thành phần quan trọng của hạ tầng số, phải được ưu tiên đầu tư hiện đại, đi trước một bước, bảo đảm kết nối của Việt Nam ra quốc tế có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, an toàn, bền vững, đủ không gian để một số đô thị trở thành trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub).
Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng khả năng tự chủ trong việc thiết lập, triển khai, sửa chữa các tuyến cáp quang quốc tế, đảm bảo an toàn cho mạng lưới Internet Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kết nối quốc tế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, quốc phòng - an ninh. Các doanh nghiệp nhà nước tiên phong triển khai cáp quang quốc tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng để nhanh chóng phát triển đột phá hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam.
Cáp quang biển. Ảnh minh họa |
Chiến lược đề ra mục tiêu đến năm 2030, tổng số tuyến cáp quang trên biển của Việt Nam là 15 tuyến, dung lượng khoảng 350 Tbps. Trong đó, ít nhất 2 tuyến cáp quang trên biển do Việt Nam làm chủ, kết nối trực tiếp tới các digital hub trong khu vực.
Trước mắt, đến năm 2027, triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng đạt tối thiểu 134 Tbps; Tiếp tục duy trì tối thiểu Singapore, HongKong, Nhật Bản là Digital Hub kết nối chính; Định kỳ rà soát, đánh giá các Digital Hub xây dựng phương án duy trì/chuyển dịch/bổ sung các điểm kết nối phù hợp theo từng thời kỳ; Hoàn thành và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; Triển khai và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.
Từ năm 2028 - 2030, triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế; Duy trì kết nối tối đa 90% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 4 Digital Hub lớn lân cận trong khu vực châu Á; Duy trì kết nối dự phòng tối thiểu 10% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 2 Digital Hub lớn tại các khu vực châu Mỹ, châu Âu.
Đối với việc đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế, chiến lược cho biết đối với các tuyến cáp quang hướng ra vùng biển phía Nam, triển khai hài hòa các phương án: kết nối trực tiếp tới các Digital Hub, kết nối với các tuyến cáp quang biển theo mô hình Liên doanh (Consortium). Ưu tiên tham gia các Liên doanh có nhiều thành phần, đa quốc gia, kết nối đa hướng tới nhiều Digital Hub.
Định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án ưu tiên hướng kết nối đảm bảo cân bằng hài hòa các hướng kết nối. Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 03 lần dung lượng sử dụng thực tế). Và xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 2 năm) dự phòng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu.
Để thực hiện mục tiêu trên, chiến lược cũng đưa ra giải pháp, như thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên ứu, làm chủ công nghệ, xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược phát triển cáp quang quốc tế; hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông trong việc quy hoạch, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai đồng bộ hạ tầng cáp quang quốc tế; hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước cùng đầu tư, khai thác hạ tầng cáp quang quốc tế của Việt Nam; hay hợp tác giữa doanh nghiệp viễn thông trong nước với nước ngoài trong việc triển khai cáp quang quốc tế…
-
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank