-
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng
Ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM cho rằng Việt Nam là một đất nước đầy hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản |
Nói về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam tại Hội thảo Xúc tiến Đầu tư, Thương mại dành cho đối tác Nhật Bản tổ chức tại Cần Thơ mới đây, ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng đại diện Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM cho biết, các doanh nghiêp Nhật Bản đang rất quan tâm đầu tư tại Việt Nam.
Theo ông Nobuyuki Matsumoto, cuộc khảo sát được JETRO khảo sát hàng năm, câu hỏi được đặt ra cho các công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản về quốc gia nào mà họ có ý muốn hay dự định mở rộng doanh nghiệp của mình?
Cho tới năm 2020, kết quả khảo sát nhận về câu trả lời nhiều nhất là Trung Quốc - quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng dự án của mình. Tuy nhiên, kể từ năm 2021 và 2022 trở đi thì kết quả là Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia đứng đầu trong lựa chọn của các công ty Nhật.
Đồng thời, khi hỏi về trong vòng 1 hay 2 năm tới, công ty muốn mở rộng kinh doanh tại quốc gia nào, thì có khoảng 60% công ty đồng ý muốn vào thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam là cao nhất Đông Nam Á.
Ông Nobuyuki Matsumoto nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra được lỗ hổng của chuỗi cung ứng khi phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia cụ thể nào đó. Và trong sự đa dạng này, có thể nói rằng, Việt Nam là một đất nước đầy hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản”.
Điều này không chỉ dừng lại ở sự quan tâm mà còn thể hiện ở số vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng lên trong thực tế. Từ tháng 1 đến tháng 5/2023, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 sau Singapore về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Tại các tỉnh phía Nam, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào TP.HCM (1.854 công ty), Bình Dương (339 công ty), Đồng Nai (263 công ty), Long An (143 công ty) và Bà Rịa - Vũng Tàu (40 công ty).
Tương tự, ông Tomoyuki Kawata, Phó tổng giám đốc Sản xuất, chuỗi cung ứng và chuyển giao công nghệ - Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (trụ sở đặt tại quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cũng đánh giá cao tiềm năng và lợi thế đầu tư tại Việt Nam.
Ông Tomoyuki Kawata cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất cao trong khu vực ASEAN và thị trường dược phẩm đạt khoảng 166 ngàn tỷ đồng (khoảng 800 tỷ yên) vào năm 2020 và dự kiến sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Mặc dù ở Việt Nam, dược phẩm là ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở cửa hội nhập hiện nay, ông kỳ vọng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của ông Tomoyuki Kawata, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn ở cả 2 mảng là thị trường tiêu dùng và cơ sở sản xuất.
Cơ sở để ông Tomoyuki Kawata đưa ra nhận định trên đó là, dân số Việt Nam đã đạt 100 triệu người. Trong khu vực Đông Nam Á, đây là quốc gia có dân số lớn thứ ba sau Indonesia (267,7 triệu) và Philippines (106,7 triệu). Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và dự kiến sẽ đạt 110 triệu người vào khoảng năm 2040, vượt qua dân số Nhật Bản. Đây là thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng.
Bên cạnh đó, trong mặt bằng các cứ điểm sản xuất, chi phí lao động ở Việt Nam vẫn ở mức chưa cao. Trong những năm gần đây, tuy tiền lương nhân công đang ngày càng được điều chỉnh tăng ở Việt Nam, nhưng chi phí lao động vẫn ở mức thấp so với các nước láng giềng.
Ngoài ra, về khu công nghiệp, giá thuê lại đất tại các khu công nghiệp ở Việt Nam thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia, những quốc gia thường được so sánh với Việt Nam, là các ứng viên cho nhà máy sản xuất.
Tập đoàn Dược phẩm Taisho là nhà sản xuất thuốc không kê đơn OTC hàng đầu tại Nhật Bản. Tháng 5/2016, Công ty đã ký kết thỏa thuận liên kết với Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) - là công ty dược phẩm nội địa lớn nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu 24,5% cổ phần của DHG. Năm 2019, Taisho đã tăng tỷ lệ đầu tư lên 51,1% cổ phần và kể từ đó DHG trở thành công ty con hợp nhất với Taisho.
-
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024