-
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng
Nông nghiệp tiên phong mang lại nguồn tài chính carbon
Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế trong việc sản xuất xanh, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Là một trong những thành viên tham dự hội nghị COP 29 diễn ra tại Baku, Azerbaijan thời gian vừa qua, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hội nghị này đã đạt được nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là việc các nước thuộc nhóm G20 cam kết hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải và thúc đẩy phát triển xanh.
Việt Nam cũng đã gặt hái nhiều thành công trong việc huy động tài chính phục vụ giảm phát thải, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị cho lộ trình giảm phát thải trong nông nghiệp từ năm 2014, khởi đầu với việc xây dựng đề án thí điểm giảm phát thải carbon rừng tại khu vực Bắc Trung Bộ. Năm 2022, Việt Nam chính thức ký thỏa thuận bán kết quả giảm phát thải, và đến năm 2023, lần đầu tiên chúng ta được chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải để thu về 51,5 triệu USD
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp, một dự án quan trọng nhằm giảm phát thải khí metan - loại khí nhà kính có tác động lớn đến biến đổi khí hậu.
Theo thống kê, lượng phát thải trong sản xuất lúa hiện chiếm đến 40%, chăn nuôi chiếm 20%, và phần còn lại thuộc các lĩnh vực khác. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của nông nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra tín chỉ carbon và góp phần giảm phát thải toàn diện.
“Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon, với nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong đã chuyển đổi sang mô hình kinh doanh phát thải thấp”, ông Nguyễn Đình Thọ khẳng định.
Nếu tiếp tục mở rộng ứng dụng chuyển đổi số và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức sản xuất theo hướng xanh và số hóa, hiệu quả giảm phát thải và phát triển bền vững sẽ ngày càng được nâng cao.
"Tôi xin nhấn mạnh rằng nông nghiệp chính là lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực giảm phát thải của Việt Nam. Sự phát triển bền vững của ngành này sẽ quyết định lớn đến việc chúng ta có thể đạt được các cam kết quốc tế về giảm phát thải và phát triển xanh trong thời gian tới hay không", ông Nguyễn Đình Thọ nói thêm.
Riêng trong lĩnh vực carbon rừng, ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) tính toán, mỗi năm ngành lâm nghiệp phát thải 30 triệu tấn carbon (CO2), nếu tính số lượng hấp thụ được thì chúng ta đang phát thải âm 40 triệu tấn CO2.
“Trường hợp mỗi năm chúng ta tăng được hấp thụ carbon từ rừng thì có thể nâng cao được năng suất chất lượng rừng nghèo kiệt và rừng trồng, từ đó thu về 60-70 triệu tấn tín chỉ CO2/năm”, ông Phương cho biết.
Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng về tín chỉ carbon, đặc biệt là lợi thế đến từ ngành nông nghiệp. |
Cần cơ chế khuyến khích khối tư nhân tham gia
Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã chủ trì, trình Chính phủ lộ trình để phát triển thị trường carbon Việt Nam, trong đó đặt mục tiêu đến 2028 Việt Nam sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch carbon. Dưới góc nhìn của mình, ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng có 5 đầu mục giải pháp cần thực hiện.
Thứ nhất, nâng cao và thống nhất nhận thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tiến tới vận hành cơ chế tín chỉ carbon trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng những người sống cạnh rừng.
Thứ hai, phải có vai trò vận hành của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách. Trong đó có việc vừa vận hành sàn giao dịch tín chỉ quốc gia, vừa có cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, sự quan tâm của xã hội trong việc giảm phát thải khí nhà kính. “Hiện, cơ chế thúc đẩy của chúng ta chưa được đề cập nhiều, chúng ta đang có tiềm năng nhưng biến được thành tín chỉ carbon thì còn hành trình dài”, ông Tuấn nói.
Thứ ba, ngay từ bây giờ phải nghĩ tới cơ chế tư vấn và giám sát độc lập, nếu dựa vào Nhà nước sẽ không thành công. Đồng thời phải ứng dụng công nghệ và xem công nghệ như một tiêu chí tạo niềm tin của chúng ta với quốc tế.
Thứ tư, cần có tổ chức điều phối quốc gia làm đầu mối, kết nối với hệ thống các doanh nghiệp có phát thải hoặc hấp thụ nhiều, tạo thành mạng lưới để xây dựng nguồn lực, tổ chức dữ liệu, giám sát và tuyên truyền thực hiện.
Thứ năm, thị trường quốc tế rất quan trọng. Việt Nam không thể làm một mình, phải coi trọng các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế để vận hành và áp dụng sao cho phù hợp.
Nói thêm về tiến trình phát triển, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường cho rằng Việt Nam hiện phát triển chậm thị trường tín chỉ carbon so với quốc tế. “Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Singapore đã có thị trường mua bán tín chỉ carbon với sự đầu tư lớn và chính thức, chúng ta vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng”, ông Thọ nhìn nhận.
Ví dụ, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định về rừng trồng và rừng tự nhiên, nhưng lại chưa làm rõ các cơ chế liên quan đến tín chỉ carbon. Nhà đầu tư muốn tham gia cần biết cơ chế chia sẻ lợi ích, nhưng điều này hiện chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các dự án rừng tự nhiên.
Trong khi đó, với rừng trồng, Việt Nam đang có cơ hội lớn. Thực tế, 1 ha rừng trồng từ dự án gỗ lớn trong 10 năm đã tạo thêm 120.000 tấn CO2. Với 2 triệu ha rừng trồng hiện có, Việt Nam sở hữu cơ hội rất lớn để gia tăng năng suất và lợi ích kinh tế. “Tuy nhiên, nếu cơ chế chia sẻ lợi ích không được làm rõ, chúng ta sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn”, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết.
Trước mắt, phát triển thị trường tín chỉ carbon nội địa vẫn là hướng đi khả thi, nhưng ông Thọ nói rằng Việt Nam cần cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp để họ có thể đầu tư vào công nghệ, từ đó vừa giảm phát thải, vừa tạo nguồn lực tài chính bổ sung. Ngoài ra, việc giám sát thị trường tín chỉ carbon cần sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước để tránh trùng lặp giao dịch, đảm bảo phát triển bền vững và tạo niềm tin vào thị trường này.
-
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam
-
Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu