-
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn tăng cường, ứng phó với cơn bão Yagi -
Bất ngờ công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25 điểm -
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ, điều chỉnh lịch nhập học để tránh siêu bão Yagi -
Công nhân miệt mài tăng ca mới đủ chi phí sinh hoạt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói gì? -
673 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2024 -
Ảnh hưởng siêu bão Yagi, học sinh ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành được nghỉ học
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 (The World Happiness Report) cho thấy những dấu hiệu lạc quan về hạnh phúc thế giới trong năm qua. Ngay cả trong những năm khó khăn do đại dịch Covid-19, cảm xúc tích cực vẫn phổ biến gấp đôi so với cảm xúc tiêu cực và cảm giác nhận được hỗ trợ từ xã hội mạnh gấp đôi cảm giác cô đơn.
Năm nay, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022, lên vị trí 65.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là một ấn phẩm do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện. Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 được công bố ngày 20/3 vừa qua, đưa ra xếp hạng về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, dựa trên kết quả đánh giá trung bình của 3 năm từ 2020 đến 2022.
Các yếu tố được đưa ra xem xét bao gồm GDP bình quân đầu người, trợ cấp xã hội, số năm sống khỏe mạnh, sự tự do để ra quyết định, độ hào phóng và mức độ nhận thức về tham nhũng.
Năm 2023, Phần Lan tiếp tục là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp quốc gia Bắc Âu này đứng đầu bảng xếp hạng.
Theo các chuyên gia, dù điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng người dân Phần Lan vẫn hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chính là do Phần Lan thiết lập được giải pháp giúp cuộc sống của người dân bớt căng thẳng, ví dụ áp dụng chính sách giáo dục miễn phí, thời gian nghỉ làm kéo dài và có bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
Ngoài Phần Lan, các nước Bắc Âu khác cũng giành được thứ hạng cao trong năm nay, cụ thể là Đan Mạch (hạng 2), Iceland (hạng 3), Hà Lan (hạng 5), Thụy Điển (hạng 6), Na Uy (hạng 7) và Thụy Sĩ (hạng 8).
Báo cáo cũng xếp Afghanistan và Lebanon ở cuối bảng xếp hạng - là hai quốc gia đang bị tàn phá bởi các cuộc chiến, cùng Sierra Leone, Zimbabwe và Congo.
Báo cáo cho biết các quốc gia này được đánh giá có tuổi thọ trung bình thấp hơn 5 điểm (thang điểm từ 0 đến 10) so với 10 quốc gia hạnh phúc nhất.
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn tăng cường, ứng phó với cơn bão Yagi -
Bất ngờ công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25 điểm -
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ, điều chỉnh lịch nhập học để tránh siêu bão Yagi -
Công nhân miệt mài tăng ca mới đủ chi phí sinh hoạt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói gì?
-
673 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2024 -
Ảnh hưởng siêu bão Yagi, học sinh ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành được nghỉ học -
Australia tuyển dụng 1.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp -
Các biện pháp phòng tránh khi siêu bão Yagi đổ bộ -
Hải Phòng: Di dời các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão Yagi đổ bộ -
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khẩn trương ứng phó với cơn bão số 3 -
Những lưu ý về neo đậu thuyền tránh trú siêu bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng