
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF
Viện Kinh tế và Hòa bình, trụ sở chính tại Sydney, Australia, gần đây đã công bố Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) 2023, xếp hạng mức độ yên bình của 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chỉ số GPI được tính toán dựa trên 3 yếu tố chính: Mức độ an toàn và an ninh trong xã hội, mức độ xung đột trong nước và quốc tế, cũng như mức độ quân sự hóa. Ngoài ra, chỉ số này còn tính đến các yếu tố nội bộ như tình hình bạo lực và tội phạm trong nước, cũng như các yếu tố bên ngoài như chi tiêu quân sự và chiến tranh.
Năm nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí 41 trên bảng xếp hạng GPI, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Tính riêng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ số hòa bình của Việt Nam đang đứng thứ 3, sau Singapore (vị trí số 6) và Malaysia (vị trí số 19).
![]() |
Việt Nam xếp thứ 41 trên bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu. |
Danh sách năm nay cũng ghi nhận, Iceland vẫn là quốc gia hòa bình nhất trên thế giới, vị trí không bị lay chuyển kể từ năm 2008. Các quốc gia khác lọt vào top 10 của bảng xếp hạng gồm Đan Mạch, Ireland, New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia, Nhật Bản và Thụy Sĩ.
Afghanistan là quốc gia kém hòa bình nhất thế giới trong năm thứ 8 liên tiếp. Phía trên đất nước Nam Á này là Yemen, Syria, Nam Sudan và CHDC Congo, những nơi đều đang chứng kiến chiến sự. Cũng bởi chiến sự, Ukraine ghi nhận mức độ suy giảm yên bình lớn thứ 4 thế giới, với 14 bậc giảm so với bảng xếp hạng năm ngoái và nằm trong nhóm 10 quốc gia kém yên bình nhất năm nay.
Nhìn chung, Viện Kinh tế và Hòa bình đánh giá năm nay, tình trạng toàn cầu kém yên bình hơn so với năm trước đó. Trong khi một số quốc gia cắt giảm chi tiêu cho quân sự, thì nhiều quốc gia khác lại tham gia vào các cuộc xung đột bên ngoài. Số người chết vì các cuộc xung đột trên khắp thế giới đạt mức cao nhất trong thế kỷ này. Chưa kể, hơn một nửa số quốc gia trên thế giới (56%) có liên quan tới các cuộc xung đột bên ngoài.
Khoảng cách về mức độ hòa bình giữa các quốc gia tiếp tục nới rộng. Kể từ năm 2008, chỉ số của 25 quốc gia kém hòa bình nhất đã giảm trung bình 12,1%; trong khi 25 quốc gia hòa bình nhất có bộ chỉ số cải thiện 4,3%.
-
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng -
Hồng Kông can thiệp ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định -
Dự báo Fed chưa vội cắt giảm lãi suất -
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược