
-
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão
-
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
-
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA)
-
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
![]() |
Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tận dụng các cơ hội từ EVFTA nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư song phương là một trong những giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ, được ông Jeroen Cooreman, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Quan hệ song phương (Bộ Ngoại giao Vương quốc Bỉ) nêu tại Kỳ họp lần thứ sáu, Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Bỉ vừa diễn ra tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Jeroen Cooreman cho biết, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Sáng kiến “Cửa ngõ toàn cầu” của EU sẽ giúp tăng cường kết nối, hợp tác giữa EU với ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam. Bỉ cũng đã tích cực đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, môi trường, y tế… “Hai bên cần tận dụng tiềm năng, lợi thế của nhau, đưa ra nhiều thỏa thuận mới để Việt Nam và Bỉ có thể trở thành đối tác quan trọng, hàng đầu trong khu vực ASEAN và EU”, ông Jeroen Cooreman đề nghị.
Theo ông Dương Hùng Cường, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm hiện tại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bỉ vào Việt Nam hiện có 82 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 1,1 tỷ USD, đứng thứ 23/139 quốc gia và vùng lãnh thổ và thứ 6/24 trong các quốc gia thành viên EU đầu tư tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư Bỉ đầu tư vào 15/21 ngành nghề kinh tế tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như cấp nước và xử lý nước thải, kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số dự án tiêu biểu của Bỉ tại Việt Nam là Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn, Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cảng quốc tế Hải Phòng và Dự án Nhà máy sản xuất sợi thép và sợi thép bện tại Dung Quất.
Về hợp tác phát triển, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ được thực hiện qua nhiều kênh. Ngoài vốn ODA từ Chính phủ Bỉ cung cấp thông qua cơ chế FINEXPO, Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ, viện trợ từ Chính phủ Bỉ, các vùng của Bỉ như vùng Wallonie-Bruxells và các tổ chức phi chính phủ.
Về lĩnh vực thương mại, trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Bỉ đạt hơn 2,86 tỷ USD, tăng 25,2% và nhập khẩu đạt 471,7 triệu USD, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bỉ được coi là một trong những thị trường cửa ngõ vào EU đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với Vương quốc Bỉ trong những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như năng lượng tái tạo, nông nghiệp thông minh, logistics, kinh tế số, ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghiệp bền vững; triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể nhằm đóng góp tích cực vào hiện thực hóa Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 để hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon.
Phía Bỉ bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước sẽ được mở ra qua các kênh, phương thức hợp tác mới như giữa các tổ chức phi chính phủ, các vùng của Bỉ, đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của hai nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư. Đồng thời, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đặc biệt là hạ tầng giao thông, năng lượng, dự án kinh tế số, chuyển đổi số, phát triển khoa học - công nghệ, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực của nền kinh tế… Để tiếp tục tạo điều kiện cho thu hút nguồn lực, Chính phủ Việt Nam cũng đang tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch và cạnh tranh phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, các cơ quan của Bỉ tại Việt Nam để đẩy mạnh hợp tác giữa hai Chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan phi chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tồn tại giữa hai bên, đưa quan hệ Việt Nam - Bỉ sẽ bước sang giai đoạn hợp tác mới với các tiến bộ, phát triển mới hơn.

-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha -
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025