Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 01 năm 2025,
Việt Nam và Ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực da giày
Thành Vân - 14/07/2017 13:11
 
Đoàn 29 doanh nghiệp da giày và thuộc da Ý tham gia Triển lãm da giày quốc tế lần thứ 19 tại Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực giày da.
.
Việt Nam - Ý kỳ vọng nâng hợp tác thương mại giữa hai nước lên mức 6 tỷ đô giai đoạn 2017-2018

29 doanh nghiệp Ý tham gia triển lãm da giày quốc tế lần này là những nhà sản xuất máy móc, thiết bị và hoá chất dùng trong ngành thuộc da và sản xuất giày, gồm nhiều tên tuổi lớn, có uy tín ở Ý cũng như trên thế giới như ALC, Atom, Comelz, Lamebo. Điều này cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp Ý đối với thị trường Việt Nam.

Bà Gabriella Marchioni Bocca chủ tịch hiệp hội ASSOMAC của Ý nhận định Việt Nam sẽ có những thuận lợi nhất định như giảm hàng rào thuế quan vào Châu Âu khi hiệp định thương mại tự do Châu Âu-Việt Nam chính thức có hiệu lực. Xuất khẩu hàng Việt Nam vào châu Âu sẽ tăng lên tuy nhiên một vấn đề đặt ra là phía Châu Âu sẽ áp dụng những điều luật mới cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua Châu Âu. Do đó, các doan nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng chất lượng và quy trình sản xuất sao cho tương đồng với các tiêu chí của Châu Âu.

“Việt Nam là nước sản xuất giày thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên sản xuất giày tại Việt Nam còn hạn chế nhiều bởi sản xuất giày bằng chất liệu tổng hợp. Việt Nam cần phải nâng tầm công nghệ với những công nghệ mới, cũng như hội nhập vào ngành sản xuất da giày của thế giới,” bà nói thêm.

Theo ông Paolo Lemma đại diện Thương vụ Ý (ITC) tại Việt Nam, những hoạt động giao thương như triển lãm da giày quốc tế với sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp Ý là cơ hội để Ý và Việt Nam tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực da giày. Ý luôn sẵn lòng hỗ trợ các doanh nghiệp da giày Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp Ý trong thời gian tới như hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ký kết hợp tác trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm thuộc da.

Cũng nhân dịp này, trung tâm Công nghệ Giày Ý - Việt đầu tiên tại Việt Nam - kết quả của dự án hợp tác giữa Thương Vụ Ý, Hiệp hội ASSOMAC của Ý và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) - sẽ được khánh thành tại tỉnh Bình Dương. Ý sẽ đưa sang Việt Nam các loại máy móc, công nghệ tiên tiến cũng như các chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực da giày.

Sự kiện nhằm hiện thực hóa cam kết tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước lên 6 tỷ đô giai đoạn 2017-2018 mà Việt Nam - Ý đã ký trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Ý vào tháng 11 năm 2016.

Cùng với may mặc, da giày luôn là lĩnh vực được các doanh nghiệp Ý quan tâm đầu tư tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm của một quốc gia đạt được nhiều thành tựu trong ngành da giày, Ý mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước cũng như trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Triễn làm da giày quốc tế lần này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam và Ý tìm kiếm được cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư trong thời gian tới.

Muốn phát triển da giày, cần tiếp cận thị trường Italy
Bên lề buổi giới thiệu Triển làm Giày da quốc tế - TheMICAM, do Thương vụ Italy tại Việt Nam vừa tổ chức, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư