
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
-
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định
-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về quan hệ thương mại Việt Nam - Italy trong lĩnh vực da giày thời gian qua?
Italy là một trung tâm thời trang của thế giới. Việc mở rộng quan hệ thương mại Việt Nam - Italy trong lĩnh vực da giày là rất cần thiết và trao đổi thương mại trong thời gian qua đã có bước phát triển khá tốt.
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm da giày sang Italy đạt kim ngạch hơn 380 triệu USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu gần 180 triệu USD, trong đó, nhập khẩu nguyên liệu da tương đối lớn.
![]() |
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Giày dép túi xách Việt Nam (Lefaso) |
Để ngành da giày Việt Nam phát triển hơn trong thời gian tới, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm gì từ Italy?
Muốn phát triển ngành da giày Việt Nam ở một cấp cao hơn, theo tôi, phải tiếp cận thị trường Italy - cái nôi của ngành da giày. Mặt khác, Italy là quốc gia tiên tiến hàng đầu về các công nghệ, máy móc phục vụ ngành công nghiệp da giày, đặc biệt là sản xuất giày cao cấp. Trong khi đó, khả năng đầu tư nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn hạn chế.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến được phê chuẩn trong năm 2018 sẽ mở ra cơ hội như thế nào cho ngành da giày Việt Nam, thưa ông?
Khi hiệp định này có hiệu lực, sẽ có gần 50 dòng sản phẩm giày của Việt Nam xuất sang EU được hưởng ngay thuế suất 0%. Mặc dù Italy vẫn đứng đầu ở các dòng này và chỉ khoảng một nửa được hưởng thuế suất bằng 0, phần còn lại kéo dài trong 3 - 5 năm, song xét về tổng thể, điều kiện để xuất khẩu đi các nước trong EU, trong đó có Italy, là rất thuận lợi.
Trong thời gian tới, Lefaso sẽ có những kế hoạch gì nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước EU nói chung và Italy nói riêng?
Quan hệ giữa Lefaso với Thương vụ Italy tại Việt Nam và các tổ chức, hiệp hội của Italy khá chặt chẽ. Trong thời gian tới, dưới sự tài trợ của Italy, Lefaso dự kiến thành lập một trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, bao gồm máy móc cho khâu phát triển sản phẩm, các phần mềm thiết kế và được hướng dẫn thông qua các chương trình cụ thể.
Mặt khác, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, hiệp hội trong ngành tại Italy để các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam có cơ hội học hỏi những ý tưởng đổi mới về thời trang nhằm tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.

-
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng -
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2025 -
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp -
Xoay chuyển tình thế trong phòng vệ thương mại -
Xác định chủ sở hữu hưởng lợi: Chuyển đổi số để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số