-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
![]() |
Điện thoại là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ. |
Trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu ảm đảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với nhiều thị trường suy giảm, nhưng hoạt động giao thương giữa Việt Nam với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đạt mức tăng trưởng dương.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng hơn 200 triệu USD).
Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất với 413 triệu USD, tăng 19,8% (tương đương tăng gần 70 triệu USD).
Ngoài ra còn 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép.
Chiều ngược lại, hết tháng 10, kim ngạch nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 369 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng gần 20 triệu USD). Số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
5 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; linh kiện, phụ tùng ô tô; hóa chất; dược phẩm.
Trong quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, nước ta đạt được thăng dư thương mại lớn, hết tháng 10 con số xuất siêu đạt gần 1,15 tỷ USD.
Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ trong nhóm các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ sau Malaysia.
Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2022, kim ngạch thương mại có dấu hiệu hồi phục, đạt hơn 2 tỷ USD.
Theo Bộ Công thương, Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Trung Đông, trong khi Việt Nam là cửa ngõ cho doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chạm tới ASEAN. Mục tiêu của 2 nước là sớm nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 4 tỷ USD.

-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm -
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025 -
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô