-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Nhà đầu tư mong cơ quan chức năng TP. Hà Nội sớm xác định rõ sự phù hợp quy hoạch, chức năng, mục đích và kế hoạch sử dụng đất, sơ đồ, vị trí ranh giới khu chức năng đô thị cho Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi để có thể triển khai thực hiện, chấm dứt 15 năm đằng đẵng bị “treo”.
Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi đã đằng đẵng treo 15 năm qua. Trong ảnh: Hiện trạng một góc khu đất Dự án |
Quy hoạch đã được phê duyệt, vẫn còn hiệu lực
Như Báo Đầu tư đã thông tin, Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi tại địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội (gọi tắt là Dự án) do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhân lực (Ladeco) thực hiện đã bị “treo” từ năm 2006 (khi còn thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây) cho đến nay. Một trong những điểm nghẽn khiến doanh nghiệp không thể triển khai Dự án là vấn đề về quy hoạch, khi Dự án trải qua những biến động của việc sáp nhập địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và TP. Hà Nội năm 2008.
Trong bối cảnh Hà Nội đang nỗ lực thực hiện các quy hoạch nhằm giảm áp lực dân cư, nhà máy, trường đại học lên khu vực nội đô, thì một Dự án đầu tư giáo dục có tầm nhìn, có sự kết hợp đồng bộ giữa giáo dục, phát triển kỹ năng, thu hút nhân lực về nghiên cứu, khởi nghiệp, lại nằm ở vị trí rất xa trung tâm như Khu giáo dục Nguyễn Trãi là rất phù hợp, đáng hoan nghênh.
Dự án là sự hiện thực hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về đầu tư, phát triển giáo dục, coi giáo dục là “quốc sách” hàng đầu, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, sáng tạo, hiện đại, kết nối toàn cầu đã được nhấn mạnh tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII tháng 10/2020.
- PGS-KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
Cụ thể, ngày 4/6/2007, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 948/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu giáo dục Nguyễn Trãi. Sau thời gian tạm dừng để rà soát, cập nhật các quy hoạch khi Hà Tây sáp nhập toàn bộ địa giới về TP. Hà Nội, Khu giáo dục Nguyễn Trãi là một trong số 244 dự án được xem xét rà soát về sự phù hợp, cần thiết, được điều chỉnh, cập nhật trong quy hoạch mới của Thủ đô Hà Nội (đã mở rộng).
Trên cơ sở xem xét đó, ngày 16/7/2013, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 4324/QĐ-UBND, phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5.000. Tại quyết định này, quy mô và các chức năng sử dụng đất của Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi (nằm ở ô quy hoạch 14-1 và ô quy hoạch 12-2) đã được cập nhật gần như nguyên vẹn từ Quy hoạch chi tiết 1/500 của Dự án do UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt năm 2007.
Điểm khác duy nhất ở Quy hoạch phân khu đô thị S4 là việc có tuyến đường vành đai 3,5 đi qua Dự án. Trước đây, trong Quy hoạch chi tiết 1/500 của tỉnh Hà Tây phê duyệt cũng đã có một tuyến đường cắt qua Dự án, nay được thay thế bằng đường vành đai 3,5 này. Do đó, vị trí các ô đất được sắp xếp lại, nhưng quy mô và các chức năng sử dụng đất của Dự án hầu như không thay đổi.
Như vậy, Đồ án Quy hoạch phân khu S4, tỷ lệ 1/5.000 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2013 đã thể hiện, Khu giáo dục Nguyễn Trãi hoàn toàn phù hợp về quy hoạch, cả về chức năng, quy mô, cũng như mục đích sử dụng đất, có đất giáo dục lẫn đất hỗn hợp (đô thị, cây xanh, đường giao thông, nhà ở…).
Xét về thực tiễn, khu giáo dục và khu phụ trợ giáo dục (đất hỗn hợp, đô thị) cần được gắn kết chặt chẽ với nhau, phải được tính đến ngay từ quan điểm quy hoạch cũng như khi thực hiện quy hoạch. Các công trình dành cho giáo dục được gắn liền với các công trình phụ trợ (nhà ở và các loại hình dịch vụ…) mới có thể phù hợp, đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của người học, người dạy, đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu, du học sinh… tại Khu giáo dục Nguyễn Trãi.
Không có cơ sở để tách 20 ha đất đô thị, hỗn hợp khỏi Dự án
Như đã nêu, một trong những điểm nghẽn khiến nhiều năm qua, nhà đầu tư không thể triển khai Dự án là việc ngày 21/01/2017, Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội có Báo cáo số 21-BC/BCS, do Bí thư Ban Cán sự Đảng Thành phố khi đó là ông Nguyễn Đức Chung ký, đề xuất Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương: “Giao UBND quận Hà Đông nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết khu đất diện tích khoảng 20 ha/34 ha với các chức năng sử dụng đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở mới, cây xanh...”.
Có nhiều điểm thể hiện đây là một đề xuất không có cơ sở.
Thứ nhất, đề xuất tách 20 ha đất đô thị, hỗn hợp khỏi Dự án là sai về thẩm quyền, bởi theo Điều 58, Luật Đất đai, việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên, phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Phải chăng vì thế, tại Văn bản số 548-TB/TU ngày 14/2/2017 thông báo kết luận về chủ trương thực hiện Dự án, Thường trực Thành ủy Hà Nội không có nội dung nào kết luận chỉ đạo đối với Khu đất phụ trợ 25 ha theo đề xuất nói trên của Ban Cán sự Đảng Thành phố? Và cho đến nay, cũng không có bất cứ văn bản nào, quyết định nào của Thường trực Thành ủy Hà Nội phê duyệt, hay chấp thuận nội dung đề xuất này. Chính vì vậy, xin nhắc lại rằng, đây mới chỉ dừng lại là “đề xuất” của Ban Cán sự Đảng TP. Hà Nội.
Thứ hai, đề xuất trên hoàn toàn trái với chấp thuận của Chính phủ tại Văn bản 5930/VPCP-KTN ngày 23/8/2010 về việc đồng ý cho chủ đầu tư - Công ty Ladeco tiếp tục triển khai Dự án, với yêu cầu đảm bảo phù hợp quy hoạch chung.
Thứ ba, đề xuất trên hoàn toàn trái với Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị S4, tỷ lệ 1/5.000 Khu giáo dục Nguyễn Trãi của TP. Hà Nội, do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thời điểm đó là ông Nguyễn Thế Thảo ký. Quy hoạch này vẫn đang có hiệu lực và không có bất một văn bản, quyết định nào thay thế.
Thứ tư, đề xuất trên không căn cứ trên cơ sở các văn bản tham mưu, đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành của TP. Hà Nội. Trong các văn bản báo cáo UBND Thành phố, liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường cùng UBND quận Hà Đông đều thống nhất đề nghị UBND TP. Hà Nội báo cáo Thường trực Thành ủy giao Công ty Ladeco lập dự án, nghiên cứu, lập quy hoạch điều chỉnh khu đất giáo dục 14 ha và khu đất hỗn hợp nhà ở, cây xanh giao thông với tính chất phụ trợ giáo dục 25 ha.
Nhà đầu tư mong sớm xác định rõ ranh giới, quy mô Dự án
Với những điểm nêu trên, có thể khẳng định lại, đề xuất tách 20 ha đất đô thị, hỗn hợp khỏi Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi vốn đã được UBND tỉnh Hà Tây trước kia, UBND TP. Hà Nội sau này trình Chính phủ đề nghị phê duyệt, được Chính phủ cho ý kiến đồng ý triển khai, được cập nhật và phê duyệt quy hoạch phù hợp định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội là không có cơ sở. Đây là một minh chứng “sống” cho tình trạng băm nát quy hoạch, mà đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, khi giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, đã nêu trong buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội ngày 27/2/2021 vừa qua.
Với tâm huyết, mong muốn đầu tư, phát triển một dự án giáo dục quy mô, đồng bộ; trên cơ sở quy hoạch Dự án đã được duyệt, nhà đầu tư mong mỏi các cơ quan chức năng và UBND TP. Hà Nội sớm xem xét, làm rõ sự phù hợp quy hoạch, chức năng, mục đích sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, cũng như sơ đồ vị trí ranh giới khu chức năng đô thị mà Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phê duyệt cho Dự án để có thể tiếp tục triển khai Dự án sau quãng thời gian 15 năm đằng đẵng bị trì hoãn vừa qua.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025