-
Cho vay không tài sản đảm bảo mới chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng tam nông -
Vàng đổ đèo lao dốc, giá vàng nhẫn bán ra vẫn trên 83 triệu đồng/lượng -
Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 -
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng
Chất lượng tín dụng làm nên sự khác biêt lợi nhuận của các ông lớn. |
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 vừa được công bố cho thấy, 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước là Vietcombank, BIDV và VietinBank tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là BIDV (52,8%), Vietcombank (13%), VietinBank có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (3%).
Tổng mức lợi nhuận của 3 ngân hàng này đã vượt mức 24.000 tỷ đồng (vượt 1 tỷ USD). Xét về thứ hạng, Vietcombank và BIDV lần lượt giữ vị trí quán quân và á quân toàn hệ thống trong khi VietinBank xếp thứ tư.
Điều thú vị là xét về tổng thu nhập, 3 ngân hàng không có sự chênh lệch quá lớn, song lợi nhuận lại rất khác biệt. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank quý I/2023 là 18.517 tỷ đồng, của BIDV là 17. 277 tỷ đồng và của VietinBank là 17.017 tỷ đồng. Về chi phí hoạt động, Vietcombank chi nhiều nhất với 5.274 tỷ đồng, tiếp đến là BIDV với 4.831 tỷ đồng, cuối cùng là VietinBank với hơn 4.300 tỷ đồng.
Yếu tố làm nên sự khác biệt của lợi nhuận 3 ông lớn trên chính là dự phòng. Với chất lượng tốt nhất hệ thống và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống, quý I/2023, Vietcombank chỉ phải chi 2.021 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro, trong khi BIDV phải trích lập dự phòng 5.527 tỷ đồng và VietinBank phải trích lập tới 6.723 tỷ đồng.
Trong top 3 ngân hàng lớn này, VietinBank cũng là ngân hàng duy nhất phải tăng trích lập dự phòng quý I/2023 với mức tăng lên tới 52%. Ngược lại, trong quý, dự phòng rủi ro của Vietcombank giảm 11%, của BIDV giảm 25,2%.
Như vậy, sau trích lập dự phòng, quỹ lợi nhuận của Vietcombank được bảo toàn phần lớn, còn 11.221 tỷ đồng, trong khi BIDV là 6.920 tỷ đồng và VietinBank giảm còn 5.890 tỷ đồng.
Vietcombank là ngân hàng có nợ xấu thấp nhất hiện nay trong nhóm ngân hàng lớn, xét về cả tỷ lệ lẫn số nợ xấu tuyệt đối trong khi BIDV là ngân hàng có nợ xấu lớn nhất.
Tính tới 31/3/2023, tổng nợ xấu của Vietcombank là 9.942 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm và chiếm 0,85% tổng dư nợ. Nợ xấu của BIDV là hơn 24.729 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm và chiếm 1,55% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tổng số dư nợ xấu của VietinBank là 17.035 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm, chiếm 1,3% tổng dư nợ.
Nhóm big 4 đang dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, nền tảng vốn cũng như mức độ uy tín cũng hiện nay. Cuối quý I/2023, BIDV đứng đầu về tổng tài sản với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (-0,6%). Vietcombank đứng thứ hai với 1,84 triệu tỷ đồng và Vietinbank là 1,82 triệu tỷ đồng.
Về thị phần tín dụng và huy động vốn, BIDV đang dẫn đầu với số dư tiền gửi khách hàng tại đây đạt 1,497 triệu tỷ đồng (+1,6%) và số dư cho vay khách hàng đạt trên 1,597 triệu tỷ (+4,9%). Tại Vietcombank, tiền gửi của khách hàng đạt trên 1,281 triệu tỷ (3,1%) và cho vay khách hàng hơn 1,174 triệu tỷ (+2,5%). Tại VietinBank, tiền gửi khách hàng đạt 1,272 triệu tỷ (+1,9%) và cho vay khách hàng ở mức 1,333 triệu tỷ (+4,6%).
-
Cho vay không tài sản đảm bảo mới chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng tam nông -
Vàng đổ đèo lao dốc, giá vàng nhẫn bán ra vẫn trên 83 triệu đồng/lượng -
Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029
-
Agribank mua lại trước hạn 5.000 tỷ đồng, được chấp thuận niêm yết 10.000 tỷ đồng trái phiếu -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm, ngân hàng sốt ruột -
Big 4 ngân hàng tăng trưởng tích cực, Vietcombank vẫn loay hoay thoái vốn ngoài ngành -
Manulife Việt Nam và Techcombank ngừng mối quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024