
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
![]() |
Vietcombank giữ vững phong độ lợi nhuận. |
Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023. Theo đó, top 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong quý lần lượt là: Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, SHB, HDBank, VIB.
Danh sách các ngân hàng có mặt trong top 10 lợi nhuận không thay đổi song thứ hạng đã thay đổi rất nhiều.
Cụ thể, quý I/2023, Vietcombank vẫn chứng tỏ là thương hiệu đẳng cấp nhất thị trường khi dẫn đầu về lợi nhuận trước thuế với con số tuyệt đối hơn 11.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, VPBank - quán quân lợi nhuận quý I/2022 (vượt qua cả Vietcombank) nhờ khoản thu nhập bất thường từ hoa hồng bảo hiểm - lại thay đổi thứ hạng khi chỉ đứng top 10, nguyên nhân là năm nay, ngân hàng không còn khoản thu nhập bất thường, trong khi đó chi phí vốn bị đẩy lên, trích lập dự phòng tăng 55% do nợ xấu tăng mạnh.
Vị trí á quân lợi nhuận ngân hàng năm nay thuộc về BIDV với 6.920 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế). Sau một thời gian dồn lực trích lập dự phòng, BIDV đang dần trở lại đường đua lợi nhuận, lấy lại vị thế của ngân hàng có quy mô lớn nhất hệ thống (tổng tài sản hơn 2,1 triệu tỷ đồng).
![]() |
Trong khi đó, á quân lợi nhuận liên tiếp nhiều năm trước - Techcombank - bị lùi xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng quý I. Mức độ tập trung lớn vào trái phiếu, bất động sản trong khi các thị trường này gặp khó khiến kết quả kinh doanh quý I/2023 của ngân hàng này đi lùi.
Khối ngân hàng TMCP tư nhân năm nay chứng kiến sự thăng hạng của MB. Với lợi thế hệ sinh thái quân đội, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (casa) lớn và sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, MB vươn lên vị trí thứ ba toàn hệ thống về lợi nhuận. Với vị trí này, MB tăng một bậc về bảng xếp hạng. Tuy nhiên, thời gian duy trì thứ hạng này của MB vẫn là câu hỏi, do ngân hàng đang phải đối mặt với nợ xấu tăng nhanh (tăng 68%), nắm giữ lượng TPDN lớn trong khi mảng bảo hiểm mang lại nguồn thu lớn những năm qua cũng đang gặp khó khăn chung.
Vị trí thứ tư về lợi nhuận năm nay thuộc về VietinBank. Như vậy, Top 4 ngân hàng lợi nhuận lớn nhất năm nay có mặt cả 3 ngân hàng TMCP trong nhóm big 4, cho thấy nền tảng vững chắc của khối ngân hàng này.
Ở chiều ngược lại, các ngân hàng có lợi nhuận thấp nhất đến thời điểm này (vẫn còn vài ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính) là NCB, Saigonbank, PGBank, Kienlongbank, VietABank, BacABank, ABBank…
Xét về tốc độ tăng trưởng, trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống thì BIDV là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất (lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 53%). VPBank và Techcombank là hai ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất, lần lượt tăng trưởng âm 77% và 17%.
Trong số 25 ngân hàng đã công bố kết quả tài chính, tất cả các ngân hàng đều có lãi. Tuy vậy, vẫn có 6 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận âm gồm: Techcombank, VPBank, NCB, LPBank, SeABank, VietABank.

-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao