
-
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ
-
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này
-
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Jon Fasman, Trưởng văn phòng khu vực Đông Nam Á The Economist, cho rằng Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực dù sức tăng trưởng tại các thị trường mới nổi đang chững lại. Economist Intelligence Unit (EIU) dự đoán tăng trưởng GDP thực của Việt Nam năm 2016 sẽ khoảng 6% và có thể sẽ còn tăng cao hơn trong năm 2017. Nhờ tăng trưởng vững mạnh trong nhiều năm liền, Việt Nam đã vươn lên từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình ổn định. Chính sách hoạch định kinh tế dài hạn và ổn định của chính phủ cũng giúp nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh.
![]() |
Vấn đề kinh tế Việt Nam đã được mổ sẻ tạiVietnam Summit 2016. Ảnh: Gia Huy |
Ông Jon Fasman còn cho rằng Việt Nam đang tiến gần dòng chảy kinh tế toàn cầu, những vị trí địa lý cũng cho thấy quốc gia này gắn chặt với chuỗi cung ứng trong khu vực. Việt Nam còn được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại, điển hình là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước thương mại giữa 12 nước bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai trong số các đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Ngoài ra, các cải cách kinh tế trong nước cũng đã thức đẩy kinh tế và thu hút các nhà đầu tư.
Nhưng ông Jon Fasman cũng đặt câu hỏi liệu con thuyền phát triển kinh tế của Việt Nam có thuận buồn xuôi gió ở thời gian tới?
Trả lời những câu hỏi này, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, trong đó duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6%/năm. Các thành tựu của Việt Nam trong 30 năm đổi mới có nhiều nguyên nhân, trong đó theo Phó Thủ tướng thì nguyên nhân thứ nhất đó là Việt Nam đã chuyển đổi kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, với sự chuyển đổi đó đã phá bỏ rào cản phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã vận dụng được lợi thế mạnh nông nghiệp, nhân lực, nhân công để phát triển đất nước. Việc hội nhập quốc tế lấy kinh tế làm trọng tâm cũng đã giúp Việt Nam phát triển, tiếp cận nền kinh tế thế giới, hoàn thiện thêm các hoạt động đầu tư và đạt chuẩn mực thương mại quốc tế. Tất cả thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam thành công trong thời gian qua.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới, đặc biệt là đổi mới trong doanh nghiệp nhà nước bằng việc cổ phần hóa, đây là một trong các mục tiêu quá trình đổi mới của Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp đã được tiến hành và đạt được nhiều kết quả, cho đến nay tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Với mục tiêu đổi mới quản trị, thu lợi nhuận kinh tế tốt hơn do đó tỷ lệ nhà nước nắm sẽ ít hơn. Nhưng quan điểm của Chính phủ đó là sẽ giữ lại các doanh nghiệp nhà nước liên quan tới an ninh.
Bên cạnh đó, việc thu hút nhà đầu tư cũng được chính phủ Việt Nam đưa ra, trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có sân chơi bình đẳng, đồng thời trong thời gian tới chú trọng phát triển bền vững trong vấn đề môi trường thiên nhiên để đảm bảo việc đầu tư vào các linh vực những vẫn phải bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bên cạnh đó, Việt Nam rất ưu tiên các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao để đảm bảo yếu tổ môi trường tích cực. Đồng thời tăng cường liên kết các vùng để tránh tình trạng cạnh tranh giữa các tỉnh, sự liên kết giữa cách tỉnh và các vùng được bền vững và đồng bộ.
Trong nông nghiệp chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật cao trong môi trường rộng lớn, tạo ra sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế. Nền nông nghiệp đang chiếm số đông về kinh tế nhưng thời gian tới Việt Nam đang tham vọng giảm số lượng người làm trong nông nghiệp xuống 45%, để làm được điều này. Việt Nam sử dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp,chuyển dịch người lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, quá trình chuyển dịch đó đảm bảo thông qua giáo dục, dậy nghề, nâng trình độ lao động từ giản đơn lên có tay nghề cao.
Bên cạnh đó, việc giáo dục cũng được Phó thủ tướng đưa ra như việc chú trọng đào tạo nghề, cải cách giáo dục từ phổ thống tới đại học để theo kịp thế giới. Việc phát triển khoa học, công nghệ trong sản xuất không mất đi nhân công cũng được chú trọng trong đó việc tự động hóa sẽ đi tới người dân mất công ăn việc làm,để đối phó với vấn đề này bằng đào tạo nghề cho công nhân. Tất cả đạt mục tiêu mỗi năm Việt Nam phải giải quyết việc là cho 1,5 triệu lao động.
Ngoài ra những vấn đề như môi trường kinh doanh, cải cách hàng chính, đầu tư công…cũng được đưa ra tại hội nghị.
Hội nghị đã diễn ra trong ngày 3/10 với những phiên thảo luận chính như: Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu; Tương lai của công nghiệp sản xuất; Đột phá trong kinh doanh; Xây dựng Việt Nam Inc...

-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã? -
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt -
Đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng -
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa