-
Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng -
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025
Đường sắt Sài Gòn báo lãi kỷ lục sau nhiều năm thua lỗ
CTCP Vận tải Đường sắt Sài Gòn ghi nhận lãi sau thuế khoảng 43 tỷ đồng trong quý III/2023, mức lợi nhuận quý cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp này.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SRT ghi nhận 1.358 tỷ đồng doanh thu thuần và 81 tỷ đồng lãi sau thuế. |
Tuy nhiên, Công ty còn lỗ lũy kế gần 312 tỷ đồng, hệ quả từ 9 quý lỗ liên tiếp giai đoạn dịch bệnh.
Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) là thành viên của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) với tỷ lệ sở hữu 78,44%. Đây là một trong hai doanh nghiệp có quy mô lớn nhất thuộc VNR, bên cạnh CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT). Trước đó, HRT cũng đã báo lãi kỷ lục hơn 54 tỷ đồng trong quý 3/2023, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, Công ty còn lỗ lũy kế hơn 285 tỷ đồng, hệ quả từ chuỗi lỗ 11 quý liên tiếp.
SRT ghi nhận 442 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi sau thuế tăng tới 129% lên 43 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận hàng quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Công ty. Nguyên nhân chính cho tăng trưởng lợi nhuận đến từ sự cải thiện biên lãi gộp từ mức 11% cùng kỳ lên 20%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SRT ghi nhận 1.358 tỷ đồng doanh thu thuần và 81 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 11% và 110% so với cùng kỳ; thực hiện được 77% kế hoạch doanh thu và vượt xa mục tiêu lợi nhuận năm (600 triệu đồng).
Dù ghi nhận mức lãi kỷ lục vào quý III/2023, nhưng bức tranh chung về tình hình tài chính của Đường sắt Sài Gòn vẫn chưa mấy sáng sủa. Tính đến 30/09/2023, SRT còn lỗ lũy kế gần 312 tỷ đồng, đây là hệ quả từ 9 quý kinh doanh thua lỗ liên tiếp trong giai đoạn dịch bệnh (2020-2022).
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản tính tới cuối tháng 9/2023 của SRT là 1.086 tỷ đồng, giảm 12% so với đầu năm.
Garmex gánh lỗ 5 quý liên tiếp, nhân sự chỉ còn 37 người
Từng là doanh nghiệp dệt may xuất khẩu có tiếng ở TP.HCM, CTCP Garmex Sài Gòn hiện vô cùng khó khăn do không có đơn hàng. Tính đến quý III/2023, Công ty đã kéo dài chuỗi thua lỗ lên 5 quý liên tiếp.
Tính tới cuối tháng 9/2023, nhân sự của GMC chỉ còn 37 người, giảm 1.947 người so với đầu năm. |
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của GMC giảm 97% còn hơn 8 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 44 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 7 tỷ đồng). Tính tới thời điểm 30/09/2023, GMC nâng lỗ lũy kế lên khoảng 66 tỷ đồng.
Những khó khăn của Garmex liên quan đến việc hụt thu từ đối tác là CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex). Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm, Công ty không ghi nhận bất kỳ khoản thu nào phát sinh từ đối tác là Gilimex, cùng kỳ doanh thu hơn 224 tỷ đồng. Đây có thể là hệ quả kéo theo sau lùm xùm Gilimex khởi kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC.
Với việc không có đơn hàng, Garmex cho biết đã cân đối lại nhân sự, thu hẹp hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, tiết giảm chi phí để giảm thiểu thiệt hại.
Tính tới cuối tháng 9/2023, nhân sự của GMC chỉ còn 37 người, giảm 4 người so với cuối tháng 6 và giảm 1.947 người so với đầu năm. Tính từ đầu năm 2021, Công ty mạnh tay cắt giảm đến 3.775 nhân viên.
Trong 9 tháng đầu năm, khoản chi phí nhân viên của GMC giảm 93% so với cùng kỳ, còn hơn 22 tỷ đồng. Hơn nữa, khoản phải trả người lao động trong danh mục nợ ngắn hạn giảm còn 480 triệu đồng, từ mức 15 tỷ đồng đầu năm.
Về biện pháp khắc phục kết quả kinh doanh thua lỗ, Công ty sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí, rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý các tài sản không cần dùng. Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được tình trạng lỗ lũy kế.
Ngược ‘sóng’ suy giảm, May 10 báo lãi cao thứ hai trong lịch sử hoạt động
Trong bức tranh chung nhiều màu xám của các doanh nghiệp ngành dệt may, Tổng công ty May 10 - CTCP có kết quả kinh doanh quý 3/2023 “ngược chiều” cơn lốc suy giảm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần ở mức 3.035 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. |
Quý III/2023, May 10 ghi nhận gần 1.139 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ giá vốn được tiết giảm mạnh hơn, lợi nhuận gộp chỉ giảm nhẹ 2%, đạt khoảng 118 tỷ đồng. Biên lãi gộp nhích lên 10%, từ mức 9% cùng kỳ.
Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính đi lùi 19% còn hơn 26 tỷ đồng. Trong khi đó, các chi phí được hạ xuống đáng kể, giúp lãi sau thuế tăng 27% lên gần 32 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Doanh nghiệp này, chỉ thấp hơn mức lãi kỷ lục 49 tỷ đồng của quý 4/2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần ở mức 3.035 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ và thực hiện được 72% kế hoạch năm. Lãi trước thuế nhích nhẹ lên hơn 93 tỷ đồng và đạt 85% mục tiêu lợi nhuận.
May 10 lãi sau thuế trên 77 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Đây là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung về tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may 9 tháng đầu năm.
Vietravel Airlines thay đổi nhân sự cấp cao
Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines), hãng hàng không du lịch trực thuộc Tập đoàn Vietravel đã có những thay đổi nhân sự và tăng vốn điều lệ.
Ông Philipp Rösler, Chủ tịch Ban cố vấn Quốc tế VINACAPTAL Venture, nguyên Phó thủ tướng Đức, chính thức trở thành Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Vietravel Airlines vào ngày 23/10/2023.
Ông Philipp Rösler, thành viên HĐQT độc lập Vietravel Airlines. |
Tại Vietravel Airlines, ông Philipp Rösler sẽ đóng vai trò là thành viên HĐQT độc lập, hỗ trợ hãng trong việc phát triển mạng lưới đối tác quốc tế, đặc biệt là các đối tác tại thị trường châu  và châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Đoàn Hải Đăng, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Vận chuyển Thế giới (World Trans), cổ đông mới làm thành viên HĐQT Vietravel Airlines.
Ông Vũ Đức Biên, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc sẽ không tiếp tục tham gia HĐQT Vietravel Airlines nhiệm kỳ 2022-2027 vì lý do gia đình từ ngày 23/10/2023.
Song song đó, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua việc bổ nhiệm Bà Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Vietravel vào Ban Kiểm soát của Vietravel Airlines nhiệm kỳ 2022 – 2027, thay cho ông Đỗ Thanh Hùng, Giám đốc Tài chính có quyết định thôi chức danh Trưởng Ban Kiểm Soát Vietravel Airlines được thông qua trước đó.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu tính đến hết tháng 9/2023 của hãng bay này tăng trưởng 30% so với giai đoạn 09/2022. Mạng lưới đường bay mở rộng đến 7 thành phố du lịch lớn trên cả nước và thành công thực hiện kết nối Việt Nam đến Ma Cao, Tam Á (Trung Quốc), Daegu, Muan (Hàn Quốc).
Vietravel Airlines đang thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm triển khai phương án phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Hiện vốn điều lệ của hãng là 1.300 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ của Vietravel Airlines sẽ đạt mức 2.000 tỷ đồng, sau khi phát hành thành công.
VNZ lỗ thêm 250 tỷ đồng sau soát xét bán niên 2023
Công ty cổ phần VNG công bố Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét với kết quả lỗ ròng thêm hơn 250 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, nguyên nhân chính là do tăng khoản lỗ từ công ty liên kết và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính bán niên 2023 của VNZ do EY Việt Nam kiểm toán cho thấy, thay đổi lớn đến từ khoản mục trong công ty liên kết từ lỗ 49,6 tỷ đồng thành lỗ 233,1 tỷ đồng, tức lỗ thêm 184 tỷ đồng. Trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên, khoản đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 1.274,7 tỷ đồng, giảm tương ứng với khoản lỗ từ công ty liên kết.
Tính đến thời điểm lập báo cáo, VNZ sở hữu 8 công ty liên kết, trong đó phần lỗ từ Telio là nguyên nhân chính dẫn đến việc VNZ tăng lỗ sau soát xét.
Phần lỗ từ Telio là nguyên nhân chính dẫn đến việc VNZ tăng lỗ sau soát xét. |
Cụ thể, theo số liệu trên báo cáo tự lập, khoản lỗ từ Telio trong 6 tháng đầu năm là 18,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế 98,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau soát xét khoản lợi nhuận từ Telio giảm thêm 183,5 tỷ đồng xuống mức âm 201,9 tỷ đồng, lỗ lũy kế 282,2 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, VNZ ghi nhận doanh thu thuần hơn 4.098 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lỗ ròng 193,4 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 281,4 tỷ đồng.
Năm 2023, VNZ đặt kế hoạch doanh thu 9.281 tỷ đồng và lỗ ròng 378 tỷ đồng. Như vậy, VZN đã thực hiện được 44% kế hoạch doanh thu và đang lỗ ít hơn kế hoạch.
-
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Tập đoàn Khang Điền vinh dự góp mặt trong "Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024" -
Ngành Hải quan áp lực thu ngân sách xuất nhập khẩu trong năm 2025 -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion