-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Từ hàng chục tỷ USD tiệm cận tới hàng trăm tỷ USD
Giai đoạn phát triển thứ 4 trong chu kỳ 12 năm, từ 2018 - 2030, Viettel đề ra mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%. Với mức tăng trưởng này, ước tính đến năm 2030, doanh thu của Tập đoàn Viettel có thể đạt tới 85 tỷ USD. Cụ thể, theo công bố của Viettel, tỷ lệ cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25% (xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50%), lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%.
80 tỷ USD, con số này có thể khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi về tham vọng quá lớn của Viettel, nhưng nếu nhìn vào những tầm nhìn kinh doanh toàn cầu và và công nghệ 4.0 thì con số này sẽ không quá xa vời.
Trước hết, bước vào giai đoạn 4.0, Viettel có khá nhiều thuận lợi khi sở hữu nguồn lực và thành tựu của giai đoạn 3.0 trước đó. Thị trường quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp mà Viettel đang có tới 11 thị trường trong nước và nước ngoài với tổng dân số 240 triệu người (giữ vị trí số 1 về thị phần tại 5/10 thị trường), trải rộng khắp 3 châu lục (châu Á, châu Phi và châu Mỹ), tức quy mô lớn gấp 3 lần Việt Nam.
Đến nay, 8/11 quốc gia mà Viettel đầu tư đã kinh doanh có lãi, có 3 thị trường đã hoàn vốn đầu tư (Lào, Campuchia, Đông Timor) và đứng số 1 tại thị trường về mạng lưới viễn thông, đã thu về gấp 4 - 5 lần giá trị vốn đầu tư. Năm 2017, doanh thu của Viettel ở nước ngoài gần 1,7 tỷ USD, tăng hơn 38% so với năm 2016, gấp hơn 9 lần so với mức tăng trưởng bình quân của ngành viễn thông toàn cầu.
Đầu tư quốc tế đã được xác định là 1 trụ cột chiến lược, nên mục tiêu của Viettel là mở rộng thị trường đầu tư đạt quy mô dân số 400 - 500 triệu dân và con số này có thể còn cao hơn nữa 600 – 800 triệu dân. Việc đẩy mạnh đầu ra nước ngoài là hướng đi chiến lược cho sự trường tồn của Viettel trong tương lai, cũng như duy trì mức tăng trưởng và mục tiêu doanh thu trước sự bão hòa của thị trường trong nước, nguồn doanh thu truyền thống sụt giảm.
Cơ cấu lại doanh thu, lách qua cửa hẹp
Một điểm nhấn trong cơ cấu doanh thu của Viettel giai đoạn 4.0 chính là từ lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Từ một doanh nghiệp thuần túy kinh doanh dịch vụ viễn thông, đến nay Viettel đã bổ sung 3 ngành công nghiệp hoàn toàn mới, mở rộng không gian phát triển đó là Ngành công nghiệp an ninh mạng, Ngành công nghiệp điện tử viễn thông và Ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.
Mục tiêu được Viettel xác định rõ: Năm 2030 lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới về công nghiệp quốc phòng; top 20 về điện tử viễn thông và top 50 về công nghiệp an ninh mạng. Riêng với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tập đoàn sẽ đẩy mạnh đầu tư cho các công nghệ lưỡng dụng đặc thù, vũ khí chiến lược, vũ khí công nghệ cao ít quốc gia trên thế giới có thể sở hữu công nghệ cũng như năng lực sản xuất như UAV, tàu ngầm mini, rada…
Để hiện thực hóa chiến lược mới, lãnh đạo Viettel cho hay, nhiều năm qua tập đoàn dầu tư và đến nay đã có trong tay 5 Viện Nghiên cứu lưỡng dụng, 2 công ty về điện tử và cơ khí, 2 Trung tâm về Không gian mạng và An ninh mạng với 5.000 lao động và ngân sách cho nghiên cứu phát triển lên tới 4.000 - 4.500 tỷ đồng/năm.
Chỉ riêng hai ngành công nghiệp điện tử viễn thông và công nghiệp vũ khí công nghệ cao, Viettel đã có doanh thu 12.000 tỷ đồng, tương đương với lĩnh vực đầu tư quốc tế đầu tư trong 10 năm qua. Nhiều sản phẩm của Viettel trong lĩnh vực này đã được trang bị trong quân đội, và được đánh giá có tính năng tương đương với sản phẩm của NATO, phù hợp với khả năng tác chiến của quân đội.
Đối với lĩnh vực dân sự, Viettel đã nghiên cứu và sản xuất thành công và đưa vào mạng lưới viễn thông của tập đoàn tại Việt Nam cùng các thị trường đã đầu tư những thành phần quan trọng nhất của hạ tầng mạng viễn thông. Cụ thể, Viettel đã tự xây dựng được hệ thống tính cước trực tuyến (vOCS 3.0), Tổng đài thoại (vMSC), Tổng đài chuyển mạch gói 4G (vEPC), Tổng đài IP cung cấp đa dịch vụ (vIMS), Hệ thống quản lý thuê bao (vHSS),…
Trong đó, đáng chú ý, hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel (được triển khai tại 6 quốc gia, quản lý 140 triệu thuê bao) có khả năng quản lý 24 triệu thuê bao/site, gấp đôi so với các hệ thống khác trên thế giới. Việc triển khai thành công hệ thống vOCS đã đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất toàn cầu vì trên thế giới hiện chỉ có khoảng 20 nhà cung cấp có khả năng xây dựng hệ thống tính cước thời gian thực, trong đó 3 nhà cung cấp lớn nhất là Amdocs, Ericsson và Huawei.
Về thiết bị truy nhập, đầu cuối, Viettel đã tự nghiên cứu, xây dựng thành công trạm phát sóng Marco cell 4G (eNodeB), Trạm phát sóng Small cell 4G, Thiết bị truy nhập quang (Site router),… Đây được xem là một bước đột phá mới của Viettel. Thống kê cho thấy, hiện trên thế giới chỉ có 5 nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông. Với việc làm chủ các công nghệ thiết bị truy nhập 4G, Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt 70% hạ tầng viễn thông do tập đoàn làm chủ từ công tác nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào và sẽ mang về nguồn ngoại tệ ổn định cho Viettel.
Đây là những “khe cửa hẹp” đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn nhưng sẽ mang lại nguồn doanh thu mới với lợi nhuận tỷ USD như trong giai đoạn 4.0 mà Viettel vừa công bố.
Trong lịch sử phát triển, Viettel luôn tạo ra kỳ tích, từ doanh thu tỷ đồng, Viettel đã đạt tới tỷ USD. Doanh thu tăng trưởng 2,7 lần (từ 92.000 tỷ lên 252.000 tỷ) và vốn chủ sở hữu tăng 4,5 lần (từ 28.600 tỷ lên 128.000 tỷ) chỉ trong 8 năm. 80 tỷ USD là con số thử thách cho Tập đoàn Viettel.
Nhưng chỉ có con đường này, Viettel mới có thể trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao, trở thành top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về Viễn thông và CNTT; Top 20 về Công nghiệp Điện tử Viễn thông; Top 50 về Công nghiệp an toàn, an ninh mạng.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025