
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
![]() |
Dữ liệu của VNR |
Theo đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (Viettel Group) dẫn đầu Top doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Công ty cổ phần tập đoàn FPT (FPT Corp), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC (CMC Corp) và Công ty cổ phần VNG (VNG Corp).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang thể hiện sự chủ động hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng ưu tiên đầu tư vào 5 công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 là IoT (Internet vạn vật kết nối), Big Data (Phân tích dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Blockchain (Khối chuỗi).
Đồng thời, các chuyên gia công nghệ tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng hai công nghệ Big Data và Cloud Computing có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm qua; và IoT, Blockchain, AI sẽ là những ứng dụng tiềm năng phát triển cao trong 3 năm tới.
![]() |
Dữ liệu của VNR |
Đặc biệt, AI (Trí tuệ nhân tạo) được các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đánh giá là xu hướng công nghệ “nóng” nhất hiện nay, tiếp theo xu hướng của công nghệ thế giới.
Hơn 50% doanh nghiệp công nghệ tham gia khảo sát cho biết đã và đang đầu tư cho AI trong một số hoạt động của doanh nghiệp và 33% cho biết đang nghiên cứu và dự định đầu tư trong 12 tháng tới.
Ứng dụng AI được nhận định có tiềm năng phát triển tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 là nhận dạng giọng nói, khuôn mặt (78%), phân tích dự báo (67%) và trợ lý ảo (67%).
Tuy nhiên, để ngành công nghệ Việt Nam thực sự vươn lên ngang hàng cùng với các nước phát triển trên mặt trận công nghệ, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Theo khảo sát của Vietnam Report từ chính phía nhu cầu của doanh nghiệp và nhận định chuyên gia trong ngành, 3 thách thức lớn nhất hiện nay các doanh nghiệp gặp phải là: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; Thiếu chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, và Vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo, chưa có môi trường bảo hộ chặt chẽ cho doanh nghiệp.
Trong đó, vấn đề về các chính sách chưa theo kịp các khái niệm mới của cách mạng công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp phần mềm coi là rảo cản lớn nhất đối với sự phát triển doanh nghiệp.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort