
-
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online
-
Yêu cầu nhà mạng bảo vệ khách hàng khi chuẩn hóa thông tin thuê bao
-
Bộ Công an cảnh báo 4 thủ đoạn gọi điện lừa đảo
-
3,5 triệu thuê bao sẽ bị khóa nếu không chuẩn hóa thông tin
-
Nhức nhối vấn nạn thu thập, bán dữ liệu người dùng -
Doanh nghiệp Việt tìm ra lỗ hổng bảo mật trong khi xử lý vụ hack 600 triệu USD
Trong một thông báo được đưa ra hôm qua (11/4), chính phủ Myanmar vừa công bố danh sách rút gọn 12 nhà thầu lọt vào vòng cuối cùng và được phép đấu thầu giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tại quốc gia này.
Như vậy, 10 ứng viên khác đã bị loại bỏ. Các nhà thầu phải nộp hồ sơ trước ngày 3/6 và người chiến thắng sẽ được công bố vào ngày 27/6.
Trong danh sách rút gọn, đáng chú ý nhất là liên minh gồm hai nhà mạng lớn nhất thế giới là China Mobile và Vodafone Group. Những cái tên còn lại bao gồm Singapore Telecommunications; Bharti Airtel (Ấn Độ); MTN Dubai; Digicel Group (Jamaica); KDDI và Sumitomo (Nhật Bản); Axiata Group (Malaysia); Telenor (Na Uy); Millicom International Cellular; Qatar Telecom QSC và Viettel Group.
Trong số này, Digicel Group kết hợp với Yoma Strategic Holdings Ltd (công ty niêm yết trên sàn Singapore) và Quantum Strategic Partners Ltd - quỹ đầu tư của tỷ phú George Soros.
Hồi tháng 1, chính phủ Myanmar thông báo kế hoạch sẽ cấp phép cho phép hai hãng viễn thông kinh doanh ở đây. Mỗi giấy phép có thời hạn 15 năm. Đây là một phần trong nỗ lực tự do hóa thị trường viễn thông vốn đang ở trong tình trạng chậm phát triển và bị kiểm soát chặt chẽ trong một thời gian dài. Như vậy, tổng cộng ở Myanmar sẽ có 4 hãng viễn thông hoạt động.
Trước đây, chính phủ Myanmar luôn giữ thái độ hoài nghi với đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là viễn thông. Nước này chỉ sử dụng các mạng trong nước, mặc dù các công ty nước ngoài vẫn bán các thiết bị viễn thông tại đây.
Do đó, ngành viễn thông của Myanmar được cho là một trong những mảnh đất sinh lời nhiều nhất của nền kinh tế vừa mới mở cửa này.
Theo số liệu chính thức từ chính phủ, tính đến cuối năm 2012, mới chỉ có 5,4 trong số 60 triệu dân Myanmar sử dụng thuê bao di động. Chính phủ đặt mục tiêu vào năm 2015 – 2016 sẽ nâng tỷ lệ này lên khoảng 75 – 80% bằng cách cấp giấy phép kinh doanh cho các công ty tư nhân để từ đó nâng cao sức cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Thu Hương
Theo TTVN/WSJ
-
Lo Luật Viễn thông sửa đổi "trói chân" nhà đầu tư nước ngoài -
Gỡ nút thắt cho ngành công nghiệp game tỷ USD -
Bước chân vào hành trình số với Viettel Cyberwork -
Google ra mắt chatbot Bard - đối thủ của ChatGPT -
Ba sai lầm thường gặp khi lựa chọn máy lạnh cho trung tâm thể thao -
Khuyến nghị thương mại hóa 5G tại Việt Nam -
Xung quanh việc TikTok bị cấm tại nhiều nước
-
Mở quán bia hơi Hạ Long hè 2023: Lợi nhuận cao - ưu đãi hấp dẫn
-
Dai-ichi Life Việt Nam chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 15.000 tỷ đồng cho khách hàng
-
C.P. Việt Nam được vinh danh Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2023
-
VietinBank ra mắt chiến dịch Sống một đời có “lãi" đồng hành cùng nghệ sĩ Đen Vâu
-
Cơ cấu lại nền kinh tế, doanh nghiệp cần định hình trong bối cảnh mới
-
Generali dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam