-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
Kết quả kinh doanh năm 2021 của Vitrichem tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: Đức Thanh |
Doanh nghiệp top đầu ngành hóa chất
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự kiến ngày 28/7 tới đây, sẽ diễn ra phiên đấu giá 1.921.600 cổ phiếu Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì (Vitrichem, mã HVT - HNX) do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sở hữu. Số cổ phần này tương ứng 17,5% vốn điều lệ của Vitrichem. Với giá khởi điểm 66.046 đồng/cổ phiếu, nếu thoái vốn thành công, Vinachem sẽ mang về tối thiểu 126,9 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sở hữu tại Vitrichem xuống còn 51%.
Vitrichem được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản hàng đầu tại Việt Nam, có vốn điều lệ gần 110 tỷ đồng. Theo bản công bố thông tin của đợt chào bán, Vitrichem có trụ sở tại TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), tiền thân là Nhà máy Hóa chất số 1 Việt Trì, chính thức đi vào sản xuất từ năm 1961.
Năm 2019, doanh thu thuần của Vitrichem đạt hơn 975 tỷ đồng, lãi sau thuế 44 tỷ đồng. Sau năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến các chỉ tiêu đều đi xuống, năm 2021, Vitrichem đã “lấy lại phong độ” khi ghi nhận doanh thu 818,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 68,4 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4% về doanh thu và 103% về lợi nhuận so với năm 2020. Tính chung cả năm, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Vitrichem đạt 5.601 đồng, thuộc top đầu trong ngành hóa chất.
Năm 2022, Vitrichem đặt mục tiêu doanh thu thuần 858 tỷ đồng, lãi sau thuế 64 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý I/2022, Vitrichem ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 297 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán cũng tăng cao, nên lãi gộp đạt gần 75 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với quý I/2021. Dù các chi phí phát sinh trong kỳ đều tăng cao, nhưng giá bán và lượng tiêu thụ tăng mạnh, nên lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng hoàn thành 56% kế hoạch cả năm.
Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Vitrichem đạt 509 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,1% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong đó, tiền mặt có hơn 41 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn là hơn 110 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, ngoài vốn điều lệ gần 110 tỷ đồng, Vitrichem có 97 tỷ đồng hạch toán vào quỹ đầu tư phát triển và 113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của Công ty thời điểm cuối quý I là gần 63 tỷ đồng, giảm 30% so với đầu năm.
Kịch bản cũ lặp lại?
Mặc dù có nền tảng tốt, kết quả kinh doanh năm 2021 tăng trưởng ấn tượng, nhưng cổ phiếu HVT nói riêng và đợt thoái vốn của Vinachem tại Vitrichem chưa thật sự tạo được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Vào nửa cuối tháng 4/2022, khi Vinachem công bố thông tin chào bán đấu giá 1.922.000 cổ phiếu HVT với giá khởi điểm 66.046 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu HVT đã có lúc đạt đỉnh 75.000 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh) và thường xuyên đạt mức cao hơn giá chào bán. Tuy nhiên, kết quả phiên đấu giá ngày 19/5 cho thấy, chỉ có 4 nhà đầu tư cá nhân tham gia, tổng số lượng cổ phần bán được chỉ có 400 cổ phần với giá đấu thành công bằng đúng giá khởi điểm.
Theo một nhà đầu tư, điểm kém hấp dẫn của đợt thoái vốn hồi tháng 4 - 5 là dù cổ phiếu HVT được định giá cao, nhưng thanh khoản thấp, mỗi phiên giao dịch chỉ có vài ngàn đến vài chục ngàn cổ phiếu được khớp lệnh. Tỷ lệ sở hữu sau thoái vốn cũng là vấn đề khiến các quỹ đầu tư có đủ nguồn lực và muốn trở thành cổ đông lớn phải băn khoăn, bởi nếu thoái vốn thành công, Vinachem vẫn sở hữu tới 51% vốn điều lệ tại Vitrichem, là tỷ lệ chiếm đa số và đảm bảo có thể quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
Đối với đợt thoái vốn lần này, mức giá mà Vinachem chào bán cao hơn khá nhiều so với thị giá cổ phiếu HVT đang giao dịch (ở ngưỡng 51.000 đồng/cổ phiếu) cũng sẽ là vấn đề khiến việc thoái vốn thêm khó khăn, dẫn đến tình trạng lặp lại kịch bản cũ.
-
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì? -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Khoản lỗ triền miên đằng sau chuỗi trung tâm xét nghiệm Diag
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up