
-
Bộ Tài chính sẽ trình Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65 về phát hành TPDN trong tuần tới
-
“Nóng” M&A ngay đầu năm: Hóa chất Đức Giang chính thức đánh tiếng mua Ắc quy Tia Sáng
-
VIB dự chi hơn 2.000 tỷ đồng tạm ứng cổ tức
-
Lợi nhuận ròng năm 2022 của Gemadept tăng 63%, lên mức 995 tỷ đồng
-
Đúng như dự đoán, lợi nhuận MWG năm 2022 "đi lùi", đạt 4.100 tỷ đồng -
Điện Gia Lai: Ghi nhận lợi nhuận trước thuế 407 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kinh doanh 2022
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa công bố Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem).
Ngày 4/3/2022, Vinachem chào bán cạnh tranh hơn 21,2 triệu cổ phiếu LAS trong tổng số gần 79 triệu cổ phiếu Tập đoàn nắm giữ.
Tuy nhiên, không có nhà đầu tư nào đăng ký mua lượng cổ phần nêu trên.
Hiện, có 4 cá nhân đang đại diện phần vốn Nhà nước của Vinachem tại Lâm Thao và nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đây.
Cụ thể, ông Phạm Quang Tuyến là người đại diện phần vốn Nhà nước (24,82%) của Vinachem tại Lâm Thao và đang nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Ngoài ra, ông Phạm Thanh Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lâm Thao đang đại diện 20% vốn của Vinachem; ông Nguyễn Thành Công, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Lâm Thao đang đại diện 10% còn ông Bùi Sơn Hải, Thành viên HĐQT Lâm Thao đại diện 15% vốn của Vinachem.
Mức giá khởi điểm ấn định cho mỗi cổ phần LAS được chào bán là 27.100 đồng. Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua toàn bộ hơn 21 triệu cổ phần LAS do Vinachem chào bán.
Trước đó, đầu tháng 12/2021, số cổ phần nêu trên được Vinachem chào bán cùng giá khởi điểm, nhưng cũng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua.
![]() |
Giá cổ phiếu LAS trong một năm qua (Nguồn: TV). |
LAS được giao dịch tại HNX từ tháng 2/2012 và bắt đầu lao dốc từ nửa cuối tháng 12/2021 trước khi tăng trở lại vào một tháng sau đó. Cổ phiếu này tăng hơn 67% từ vùng giá 14.200 đồng hôm 26/1 lên 23.800 đồng/cp chốt phiên sáng 9/3/2022.
Năm ngoái, doanh nghiệp này dừng các dây chuyền sản xuất NPK trong tháng 9 và tháng 10, chỉ duy trì sản xuất axit và dây chuyền super lân theo phương án 3 tại chỗ, nên các chi phí tăng đột biến.
Bên cạnh đó, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh khiến giá thành xuất xưởng của các loại phân bón tăng bình quân 110% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cũng đã tăng giá bán sản phẩm bình quân khoảng 105%.
Như vậy, tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu khiến lợi nhuận gộp của Lâm Thao năm ngoái giảm gần 10% so với năm 2020, chỉ đạt hơn 372 tỷ đồng. Song nhờ chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm mạnh, nên công ty này báo lãi ròng tăng gấp 2.3 lần năm 2020, đạt 67 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Lâm Thao dự kiến được tổ chức trong tháng 4.

-
VIB dự chi hơn 2.000 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
VN-Index bất ngờ “quay xe” giảm 35 điểm, dòng tiền giao dịch sôi động -
Lợi nhuận ròng năm 2022 của Gemadept tăng 63%, lên mức 995 tỷ đồng -
Điện Gia Lai: Ghi nhận lợi nhuận trước thuế 407 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kinh doanh 2022 -
Hồi phục cuối phiên, VN-Index bật tăng gần 9 điểm -
Đúng như dự đoán, lợi nhuận MWG năm 2022 "đi lùi", đạt 4.100 tỷ đồng -
BAC A BANK tiếp tục chào bán hơn 25 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 2
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56