-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Ngành than đã chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu |
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc Vinacomin cho hay, năm 2016, bên cạnh thuận lợi như nhu cầu than trong nước tăng cao, Tập đoàn cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong thời gian tới. Đó là giá bán thấp, nhưng các loại thuế, phí tăng cao làm cho lợi nhuận ngành than sẽ giảm mạnh. Thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện ở mức từ 9-11% và sẽ tiếp tục tăng lên 12-14% vào năm 2017. Ngoài ra, áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội mới cũng khiến chi phí bảo hiểm xã hội năm 2016 tăng thêm 300 tỷ đồng và đến năm 2018 tăng trên 1.000 tỷ đồng.
Vào năm 2011, Vinacomin đạt lợi nhuận 8.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2014, lợi nhuận đã giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng/năm. Năm 2015, lợi nhuận của Vinacomin đạt được cũng dừng lại ở mức 600 tỷ đồng.
Theo Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải, nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của ngành than giảm là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế cho nên sản lượng than giảm mạnh, cũng như giá bán xuất khẩu giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí sản xuất than lại tăng do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn vì phải xuống sâu hơn, hệ số bóc đất tăng, cung độ vận chuyển xa hơn, tỷ lệ than hầm lò tăng, các chi phí xử lý áp lực mỏ lớn, khí, nước nhiều khiến giá thành tăng bình quân 4-5%/năm; suất đầu tư tăng cao. Sản lượng giảm, làm chi phí cố định tính cho 1 tấn than tăng; do các loại thuế phí tăng cao như thuế tài nguyên (năm 2007 thuế tài nguyên bình quân là 7.000 đồng/tấn, năm 2015 đã tăng lên bình quân 186.000 đồng/tấn than tiêu thụ), bổ sung tiền cấp quyền khai thác 2% (thực chất là thu thuế tài nguyên lần 2), chi phí sử dụng tài liệu thăm dò.
Năm nay, mục tiêu được Vinacomin đặt ra là tiếp tục ổn định sản xuất, nhập khẩu hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu than cho nền kinh tế, phát triển bền vững các ngành nghề than, khoáng sản, điện lực và các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp, tạo bước chuyển biến mạnh đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo tăng trưởng hợp lý, hiệu quả, bền vững. Cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ thợ lò.
Theo kế hoạch, năm 2016, Vinacomin sẽ tiêu thụ 38 triệu tấn than, trong đó dành cho thị trường nội địa là 36,8 triệu tấn và xuất khẩu chỉ có 1,2 triệu tấn. Tập đoàn cũng có kế hoạch nhập khẩu 1,5 triệu tấn than, sau khi đã bắt đầu nhập khoảng 0,5 triệu tấn than trong năm 2015.
Với thực tế này, ngành than đã có sự thay đổi về bản chất, chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu với than.
Điều đáng nói là, dù lợi nhuận giảm, nhưng đời sống người lao động tại Vinacomin, đặc biệt là khối thợ mỏ tiếp tục được cải thiện. Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn năm 2015 đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 3% so với năm 2014, trong đó riêng sản xuất than đạt 9,7 triệu đồng/tháng. Số lượng lao động tại Vinacomin cũng giảm 5.057 người trong năm 2015, xuống còn 116.934 người do đổi mới cơ cấu sắp xếp lao động hợp lý.
Trong năm 2016, Vinacomin cũng đặt mục tiêu tiền lương bình quân chung toàn Tập đoàn là 9,1 triệu đồng/người/tháng, trong đó sản xuất than đạt 9,8 triệu đồng/tháng, tăng 5% so với mức tiền lương thực hiện năm 2015. Riêng thợ lò trực tiếp làm việc khai thác, đào lò sẽ có mức tăng tổi thiểu 10% so với mức lương ngành nghề quy định của Tập đoàn.
Câu chuyện đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản cũng đang được Vinacomin tăng tốc triển khai. Đến nay, tỷ lệ than được khai thác bằng cơ giới hoá chiếm 10% trong tổng sản lượng than hầm lò, tăng 7% so với năm 2011. Các tuyến vận tải than chính hầu hết được vận chuyển bằng băng tải và đường sắt. Tới cuối năm 2015, Tập đoàn gần như chấm dứt hoàn toàn vận chuyển than bằng ô tô trên quốc lộ 18 và các tuyến đường dùng chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, đối mặt với thực tế giá dầu tiếp tục giảm và hiện đang ở mức quanh ngưỡng 30 USD/thùng, giá than cũng gặp những khó khăn theo. Để đối phó với thực tế này, ông Hải cho hay, Vinacomin đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải pháp tiết kiệm chi phí, kiểm soát chặt chẽ chi phí từ đầu vào đến đầu ra ở tất cả các công đoạn sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch và điều hành chi phí phù hợp với tình hình thực tế, luôn đảm bảo cân đối được tài chính.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025