-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
VinaFood II mới có lãi trở lại từ năm 2023
Từng là đơn vị sản xuất gạo lớn nhất cả nước, nhưng từ khi cổ phần hoá năm 2018, VinaFood II liên tục đối mặt khó khăn, kinh doanh thua lỗ liên tục nhiều năm.
Từ năm 2018 đến năm 2022, VinaFood II liên tục ghi nhận thua lỗ, với lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lần lượt âm 1.485 tỷ đồng, âm 204 tỷ đồng, âm 246 tỷ đồng, âm 349 tỷ đồng và âm 9,22 tỷ đồng.
Thực tế, VinaFood II cũng chỉ mới có lãi trở lại từ năm 2023 đến nay (năm 2023 lãi 23,13 tỷ đồng, nửa đầu năm 2024 lãi 2,53 tỷ đồng).
Mặc dù có lãi trong gần 2 năm trở lại đây, nhưng với lãi mỏng, tính tới ngày 30/6/2024, VinaFood II vẫn còn lỗ lũy kế 2.789,35 tỷ đồng, bằng 55,8% vốn điều lệ.
Được biết, năm 2023, điều kiện xuất khẩu thuận lợi khi nhiều quốc gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo. VinaFood II đã tận dụng cơ hội giá gạo tăng cao, đẩy mạnh xuất khẩu và ghi nhận giá trị xuất khẩu kỷ lục. Trong đó, riêng trong năm 2023, VinaFood II xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo (kỷ lục về sản lượng gạo xuất khẩu trực tiếp).
Tuy nhiên, để có thể đạt được doanh số xuất khẩu gạo kỷ lục và có lãi, trong gần 2 năm qua, VinaFood II đã tự tin tăng vay nợ. Trong đó, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/6/2024, Công ty tăng vay nợ thêm 2.118,3 tỷ đồng, lên 4.677,6 tỷ đồng và bằng 191,7% vốn chủ sở hữu (đầu năm dư nợ 2.559,3 tỷ đồng, bằng 104,3% vốn chủ sở hữu). Trung bình ngành trong năm 2023, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 72%, thấp hơn nhiều so với VinaFood II.
Cùng giai đoạn gia tăng nợ vay, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/6/2024, VinaFood II cũng tăng thêm 3.012,3 tỷ đồng tồn kho, lên 4.157,5 tỷ đồng và chiếm 43,5% tổng tài sản (đầu kỳ chỉ ghi nhận tồn kho 1.145,2 tỷ đồng, bằng 13,4% tổng tài sản).
Có thể thấy, kinh doanh thuận lợi hơn, có lãi trở lại đã giúp lãnh đạo VinaFood II tăng đòn bẩy nợ vay để mở rộng tích trữ. Lượng tồn kho lớn đang trong quá trình bán hàng.
Gió đổi chiều khi Ấn Độ xuất khẩu trở lại
Thực tế, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang ghi nhận kết quả tích cực khi liên tục phá kỷ lục xuất khẩu. Trong đó, năm 2023, Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục về xuất khẩu gạo với hơn 8,13 triệu tấn, trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, tăng 9,2% so với cùng kỳ và thu về 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với 9 tháng đầu năm 2023.
Tuy nhiên, cuối tháng 9/2024, Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu gạo trắng non-basmati trở lại khi lượng hàng tồn kho tại quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong những tuần sắp tới. Ấn Độ cũng đã đặt giá sàn cho xuất khẩu gạo trắng non-basmati là 490 USD/tấn, nên nguồn cung đã tăng mạnh trở lại.
Việc Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu gạo đã khiến giá gạo rớt trở lại. Trong đó, đối với gạo trắng 5% tấm của Thái Lan, từ giữa tháng 5/2024 đến ngày 2/10/2024, giá giảm 21,7%, từ 650 USD về 509 USD/tấn. Đây là mức thấp nhất trong hơn 15 tháng qua và vẫn tiếp tục xu hướng giảm.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Hà Minh Anh, chuyên viên phân tích cấp cao (Chứng khoán Bảo Việt) cho biết: “Với việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và nguồn cung toàn cầu tương đối dồi dào, chúng tôi cho rằng, giá gạo Việt Nam sẽ giảm trong những tháng cuối năm 2024 và ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu gạo vẫn sẽ khả quan nhờ các khách hàng lớn của Việt Nam như Philippines và Indonesia gia tăng nhập khẩu nhằm phục vụ tiêu dùng nội địa cuối năm, đồng thời doanh nghiệp Việt Nam chủ động tìm kiếm khách hàng ở thị trường mới nhằm đa dạng hóa đầu ra”.
Có thể thấy, Việt Nam là một trong số những quốc gia hưởng lợi lớn khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, nhưng khi Ấn Độ quay trở lại xuất khẩu gạo, thì giá gạo đã ngay lập tức lao dốc và sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam, đồng thời gây khó khăn đối với doanh nghiệp đã tăng tích trữ, nhưng chưa kịp giảm tồn kho.
Dẫu vậy, do các hợp đồng thương mại có đặc thù ký từ nhiều tháng trước, nên khi giá gạo trên thị trường tương lai giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa gặp khó khăn ngay lập tức, mà chỉ gặp khó khi tái ký hợp đồng xuất khẩu mới với giá thấp hơn, trong khi lượng tồn kho giá cao vẫn còn.
-
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì?
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up