Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Vinalines đăng ký đấu giá bán hơn 280 triệu cổ phần tại HNX vào đầu tháng 8/2018
Anh Minh - 11/07/2018 14:33
 
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng 280,92 triệu cổ phần vào tuần đầu tiên của tháng 8/2018 và đưa cổ phần giao dịch trên hệ thống Upcom.
Vinalines vừa có đơn gửi Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đề nghị cho phép đơn vị này được tiến hành đấu giá bán 280.921.160 cổ phần với mã chứng khoán đề xuất là MVN trong tuần đầu tháng 8/2018. Vinalines cũng muốn đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom đối với toàn bộ cổ phần trúng đấu giá đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán. Trước đó, vào ngày 20/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg phê duyệt phương án CPH công ty mẹ - Vinalines. Theo Quyết định này, hình thức cổ phần hóa công ty mẹ – Vinalines là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Sau khi cổ phần hóa, công ty mẹ – Vinalines sẽ có vốn điều lệ 14.046,058 tỷ đồng, bao gồm giá trị vốn nhà nước là 11.946,058 tỷ đồng. Cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại công ty mẹ – Vinalines là Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn 2% vốn điều lệ. Cũng tại Quyết định này Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và một số nội dung khác. Dự kiến, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tiến hành IPO trong tháng 9/2018. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thể hiện sự khẳng định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu thành công Vinalines trong giai đoạn vừa qua. Với tên giao dịch quốc tế VIETNAM MARITIME CORPORATION (VIMC), sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình quản trị mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP vẫn giữ mục tiêu đến năm 2020 là doanh nghiệp hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam trong các lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực có năng lực cạnh tranh cao, phát triển mảng kinh doanh vận tải biển theo hướng củng cố đội tàu container và tàu hàng khô, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, thị trường nội địa và tham gia thị trường nội Á. Bên cạnh đó, nguồn lực được tập trung cho đầu tư hoàn thiện sớm, đưa vào khai thác các cảng nước sâu có vị trí trọng điểm như Tân Vũ, Lạch Huyện ở phía Bắc, nâng cao năng lực các cảng Tiên Sa ở miền Trung, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải ở khu vực phía Nam…Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ chuỗi, tích hợp hoạt động cảng biển-vận tải biển-dịch vụ hàng hải trong dịch vụ logistics trọn gói nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các khách hàng. Trong hai năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinalines  đã có nhiều khởi sắc. Năm 2017 sản lượng vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt gần 25 triệu tấn, tăng gần 7% so với kế hoạch. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 90 triệu tấn, tăng 13% so với hoạch.Tổng doanh thu đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất của Công ty mẹ đạt 515 tỷ đồng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Năm 2017, tổng doanh thu của Vinalines đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất của Công ty mẹ đạt 515 tỷ đồng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Vinalines vừa có đơn gửi Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đề nghị cho phép đơn vị này được tiến hành đấu giá bán 280.921.160 cổ phần với mã chứng khoán đề xuất là MVN trong tuần đầu tháng 8/2018. Vinalines cũng muốn đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom đối với toàn bộ cổ phần trúng đấu giá đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.

Trước đó, vào ngày 20/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg phê duyệt phương án CPH công ty mẹ - Vinalines.

Theo Quyết định này, hình thức cổ phần hóa công ty mẹ – Vinalines là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Sau khi cổ phần hóa, công ty mẹ – Vinalines sẽ có vốn điều lệ 14.046,058 tỷ đồng, bao gồm giá trị vốn nhà nước là 11.946,058 tỷ đồng. Cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại công ty mẹ – Vinalines là Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn 2% vốn điều lệ.

Cũng tại Quyết định này Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và một số nội dung khác. Dự kiến, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tiến hành IPO trong tháng 9/2018.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thể hiện sự khẳng định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu thành công Vinalines trong giai đoạn vừa qua.

Với tên giao dịch quốc tế VIETNAM MARITIME CORPORATION (VIMC), sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình quản trị mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP vẫn giữ mục tiêu đến năm 2020 là doanh nghiệp hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam trong các lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực có năng lực cạnh tranh cao, phát triển mảng kinh doanh vận tải biển theo hướng củng cố đội tàu container và tàu hàng khô, chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu, thị trường nội địa và tham gia thị trường nội Á. Bên cạnh đó, nguồn lực được tập trung cho đầu tư hoàn thiện sớm, đưa vào khai thác các cảng nước sâu có vị trí trọng điểm như Tân Vũ, Lạch Huyện ở phía Bắc, nâng cao năng lực các cảng Tiên Sa ở miền Trung, Hiệp Phước, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải ở khu vực phía Nam…Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ chuỗi, tích hợp hoạt động cảng biển-vận tải biển-dịch vụ hàng hải trong dịch vụ logistics trọn gói nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các khách hàng.

Trong hai năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinalines  đã có nhiều khởi sắc. Năm 2017 sản lượng vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt gần 25 triệu tấn, tăng gần 7% so với kế hoạch. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 90 triệu tấn, tăng 13% so với hoạch.Tổng doanh thu đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất của Công ty mẹ đạt 515 tỷ đồng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tín hiệu thuận cho kế hoạch IPO Vinalines
Những đánh giá thuận chiều của Bộ Tài chính đối với phương án cổ phần hóa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ giúp đẩy nhanh tiến...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư