-
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định -
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin
Vinanines sẽ đổi tên thành VIMC để mong xóa đi vận rủi. |
Trắc trở lộ trình cổ phần hóa
Lộ trình cổ phần hóa (CPH) kéo dài 6 năm với thời điểm bắt đầu tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đầu tiên vào ngày 31/12/2013 của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sắp về đích.
“Chúng tôi đã cơ bản hoàn tất các công tác chuẩn bị để có thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu, chính thức chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 8/8”, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.
Trước đó, ngày 22/7, Vinalines cũng đã công bố tài liệu và phát thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines tới các cổ đông. Một điểm đáng chú ý trong dự thảo Điều lệ công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là tên viết tắt tiếng Anh - Vinalines vốn gắn bó suốt 25 năm kể từ khi doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng và logistics được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập năm 1995, sẽ được đổi thành VIMC.
Việc đổi tên viết tắt được lãnh đạo Tổng công ty khởi động từ hơn 1 năm qua, sau khi cái tên “Vinalines” được cho là gắn với rất nhiều sự kiện kém may mắn, thậm chí là tai tiếng của đơn vị.
Theo ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, ngoại trừ lý do bất khả kháng, Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Vinalines chắc chắn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng sẽ chốt phương án giới thiệu nhóm người đại diện phần vốn nhà nước tham gia ứng cử vào các chức danh quan trọng tại Công ty mẹ - Vinalines khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Trên thực tế, khác với nhiều lần thông báo rồi lại thay đổi trong suốt hơn 1 năm qua, ngày tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu của “ông lớn” hàng hải Việt Nam đã có cơ hội để cụ thể hóa.
Vào giữa tháng 6/2020, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 277/QĐ - UBQLV điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vinalines được điều chỉnh giảm chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng so với mức 14.046 tỷ đồng được quy định tại Quyết định số 751/QĐ - TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH Công ty mẹ - Vinalines.
Do vốn điều lệ của Công ty mẹ giảm, dẫn tới quy mô cổ phần phát hành lần đầu giảm tương ứng, chỉ còn 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 392.500 cổ phần, chiếm 0,0327% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 500.000 cổ phần, chiếm 0,0416% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ.
Theo Quyết định số 751, hình thức CPH Công ty mẹ - Vinalines là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Quy mô vốn điều lệ của Tổng công ty là 14.046 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 912.993.770 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 0,27% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 0,04% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 14,8% vốn điều lệ và cổ phần bán đấu giá công khai là 280.921.160 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ.
Sau khi phương án CPH được phê duyệt, Vinalines thực hiện công bố thông tin các nội dung liên quan đến việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và tổ chức để nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Công ty mẹ.
Tính đến hết ngày 12/7/2018 (thời gian hết hạn đăng ký nhà đầu tư chiến lược), Tổng công ty nhận được 1 bộ hồ sơ của Công ty TNHH SK Securities (Hàn Quốc) đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, hồ sơ của SK Securities đã không đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, do vậy không đủ điều kiện được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược của Vinalines.
Do thất bại trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, nên vào đầu tháng 8/2018, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khi đó vẫn sắm vai đại diện chủ sở hữu đã phải điều chỉnh số lượng cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng. Theo đó, chuyển số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án CPH (207.896.970 cổ phần) thành số cổ phần thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng.
Tuy nhiên, vận “xui” vẫn chưa chịu buông tha ông lớn hàng hải, khi Vinalines chỉ bán được một lượng rất nhỏ số lượng cổ phần bán đấu giá công khai và cổ phần bán cho người lao động theo phương án được duyệt. Đây là lý do chính khiến Vinalines buộc phải chờ đại diện chủ sở hữu trong giai đoạn hiện tại phải điều chỉnh vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ của Công ty mẹ sau khi tiến hành phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng.
Khó khăn chờ đón
Cần phải nói thêm rằng, phương án CPH, quy mô vốn của Công ty mẹ - Vinalines tại Quyết định số 277 là lần thay đổi thứ 3 kể từ khi lộ trình CPH Tổng công ty được kích hoạt vào tháng 2/2013.
“Lộ trình CPH Tổng công ty Hàng hải Việt Nam kéo dài và phức tạp hơn dự kiến do những yếu tố bất lợi của ngành vận tải biển trong nước và thế giới”, một lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) đánh giá.
Mặc dù đang đứng trước cơ hội hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động, nhưng Vinalines sắp bắt đầu một hải trình mới được dự báo rất khó khăn với vị thế là một công ty cổ phần. Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Vinalines đang xin ý kiến các cổ đông, doanh nghiệp này đặt mục tiêu kinh doanh khá khiêm tốn.
Đáng chú ý là Vinalines đã phải hạ một loạt chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu đã đề ra hồi đầu năm 2020.
Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Vinalines đặt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng, trong đó 8 tháng đầu năm 2020 - thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 - thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.
Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã giao người đại diện phần vốn tại Vinalines phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng.
Ngoài tác động tiêu cực do Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu.
Theo lãnh đạo Vinalines, thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (ngày 31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm. Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH, trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần.
“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.
Do gặp nhiều khó khăn, nên trong năm 2020, Công ty mẹ - Vinalines sẽ chỉ đầu tư khoảng 456 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2020, Công ty mẹ - Vinalines đã đưa vào dự phòng 65 tỷ đồng dự kiến trả cho Công ty Khoáng sản Hợp Thành tiền lợi ích của nhà đầu tư khi chuyển giao 65% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn.
Cũng trong năm 2020, Vinalines sẽ thanh lý 5 tàu biển, với giá trị thu về khoảng 175 tỷ đồng và tiến hành thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại 13 đơn vị có vốn góp. Song, xác suất thành công của các thương vụ này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục hồi của ngành vận tải biển vốn đang bị phủ bóng mây u ám của Covid-19.
-
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp