-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
Theo báo cáo tài chính của VNLSY, trong 9 tháng đầu năm 2016, công ty con này đã lỗ 185,9 tỷ đồng do chuyển nhượng ụ nổi 83M dưới giá trị sổ sách. |
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa có báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải về kết quả chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của Vinalines tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY).
Cụ thể, vào cuối tháng 4/2017, Sở GDCK Hà Nội đã đấu giá thành công toàn bộ phần vốn của Vinalines tại VNLSY trị giá 262,5 tỷ đồng. Tại cuộc đấu giá này có 2 nhà đầu tư tham dự, trong đó nhà đầu tư trúng giá là ông Phạm Văn Thành có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM với giá trúng đấu giá là 81,787 tỷ đồng, cao hơn 1 triệu đồng so với giá khởi điểm. Đến ngày 11/5, số tiền trên đã được chuyển về tài khoản Tổng công ty.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết, mặc dù lỗ so với giá trị sổ sách nhưng kết quả đấu giá cao hơn giá thẩm định do đơn vị thẩm định có chức năng xác định, đảm bảo theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Được thành lập năm 2008 – thời điểm hoàng kim của ngành vận tải biển, VNLSY có mục tiêu huy động vốn, đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển của Vinalines tại xã Mỹ Xuân, huyện Xuân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên diện tích 92,5 ha. Nhà máy có tổng mức đầu tư lên tới 6.490 tỷ đồng này, nếu hoàn thành, có thể bao trọn gói công tác sửa chữa đội tàu của Tổng công ty mẹ (23 - 25 tàu trọng tải đến 40.000 DWT/năm trong giai đoạn 2008 - 2015), trước khi trở thành cơ sở sửa chữa tàu biển hàng đầu khu vực với 110 - 120 tàu biển có tải trọng đến 100.000 DWT vào năm 2020.
Theo đăng ký kinh doanh được cấp năm 2008, VNLSY có vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng. Tuy nhiên, cuối tháng 6/2016, vốn thực góp của các cổ đông mới dừng ở con số 296,5 tỷ đồng.
Trái với kỳ vọng ban đầu, kể từ khi thành lập, VNLSY hầu như không có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do dự án đầu tư chưa được triển khai, nên hoạt động của VNLSY chủ yếu là quản lý, bảo vệ ụ nổi 83M tai tiếng neo đậu tại cảng Gò Dầu - Đồng Nai.
Vào tháng 4/2016, VNLSY đã bán đấu giá thành công ụ nổi 83M với giá trị 38,5 tỷ đồng (trong khi giá trị sổ sách lên tới gần 300 tỷ đồng). Đồng thời, do ụ nổi đã bàn giao cho người mua trong tháng 5/2016, nên đến ngày 30/6/2016, VNLSY đã thanh lý hợp đồng với toàn bộ công nhân trông coi. Hiện số lao động của VNLSY chỉ vỏn vẹn 2 người, gồm Tổng giám đốc và Kế toán trưởng – những nhân sự tối thiểu đảm bảo duy trì hoạt động của VNLSY trong khi chờ định hướng chỉ đạo của cấp trên.
Điều đáng nói là, theo báo cáo tài chính của VNLSY, trong 9 tháng đầu năm 2016, công ty con này đã lỗ 185,9 tỷ đồng do chuyển nhượng ụ nổi dưới giá trị sổ sách.
Bên cạnh đó, sau khi rà soát quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Vinalines nhận thấy việc xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển là không khả thi bởi ngay cả các nhà máy đã đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại của Việt Nam và thế giới cũng đều không có đơn hàng, phải đóng cửa, dừng hoạt động.
-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi