Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Vinamilk công bố mua lại 17,5 triệu cổ phiếu quỹ
X.H - 12/05/2020 09:32
 
Tối 11/5, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã có Công văn số 3236/UBCK-QLCB chấp thuận cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) triển khai phương án mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ.
Vinamilk là một trong những công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam và hiện nằm trong Top 50 Công ty sữa lớn nhất thế giới
Vinamilk hiện nằm trong Top 50 Công ty sữa lớn nhất thế giới

Như vậy với thị giá đang quanh mức 110.000 đồng/cổ phiếu, số tiền mà doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam phải chi ra ước tính là 1.925 tỷ đồng.

Theo đó, Vinamilk đã đăng ký mua vào 17,5 triệu cổ phiếu (tương đương 1% vốn điều lệ) để làm cổ phiếu quỹ. Ước tính với mức giá 110.000 đồng/cổ phiếu đang giao dịch trongsáng nay, số tiền cần bỏ ra lên tới 1.925 tỷ đồng.

Nguồn vốn sử dụng để mua đợt này sẽ được lấy từ Quỹ đầu tư phát triển.

Thời gian dự kiến giao dịch sẽ từ 21/5/2020 đến 20/6/2020

Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc theo giao dịch thỏa thuận

Công ty chứng khoán được chỉ định làm đại lý thực hiện giao dịch lần này là Công ty cổ phần Chứng khoán SSI

Như vậy tính đến cuối năm 2019, Vinamilk đã có 2.200 tỷ đồng trong quỹ này. Tính riêng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Vinamilk sở hữu tới hơn 15.300 tỷ đồng.

So với nhiều đợt mua cổ phiếu quỹ khác được công bố trong năm nay, lần mua cổ phiếu này của Vinamilk có quy mô khá lớn.

Vinamilk cũng đã chính thức công bố Kết quả kinh doanh Quý I với doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.153 tỷ đồng trong quý I/2020 tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ 2019, trong đó mảng kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 12.092 tỷ đồng, tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 85,4% vào doanh thu thuần hợp nhất.

Theo báo cáo của Vinamilk, mức tăng trưởng này đến từ tứ trụ: Thứ nhất, Vinamilk bắt đầu hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP GTNFoods (VNM sở hữu 75% vốn) từ quý I/2020. Trong quý I/2020, GTN đã ghi nhận doanh thu thuần 633 tỷ đồng, tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng 7,9% của toàn tập đoàn.

Thứ hai trong doanh thu thuần Công ty mẹ đạt 10.911 tỷ đồng, tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ 2019 và được dẫn dắt bởi các ngành hàng chủ lực. Mức tăng trưởng thấp một chữ số là do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.

Theo đó, doanh thu của một số kênh bán hàng đã bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể, các trường học trên cả nước đã đóng cửa từ cuối tháng 1/2020, trong khi các chuyến bay quốc tế đã bị tạm ngưng và các chuyến bay nội địa cũng bị cắt giảm từ cuối tháng 3/2020 để phòng ngừa sự lây lan của dịch cúm. Ở mặt tích cực, các kênh phân phối truyền thống, hiện đại và cửa hàng riêng của Vinamilk vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu dương, trong đó kênh hiện đại ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số, nhờ hoạt động thị trường hiệu quả và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của người dân tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

Mảng xuất khẩu trực tiếp ghi nhận doanh thu thuần 1.081 tỷ đồng, tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 7,6% vào doanh thu thuần hợp nhất, dẫn dắt bởi các thị trường xuất khẩu chủ lực tại Trung Đông. Tiêu biểu, trong tháng 2/2020, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu USD tại hội chợ Gulfood Dubai 2020.

Hỗ trợ cộng đồng cũng là mảng hoạt động nổi bật trong Q1/2020
Hỗ trợ cộng đồng cũng là mảng hoạt động nổi bật trong quý I/2020 của Vinamilk

Mảng chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 980 tỷ đồng, tăng trưởng 0,8% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 6,9% vào doanh thu thuần hợp nhất. Mức tăng trưởng thấp một chữ số do hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại Mỹ (Vinamilk sở hữu 100% vốn) bị ảnh hưởng, dù không đáng kể, khi các trường học tại bang California – nhóm khách hàng chính của Driftwood đã đóng cửa từ giữa tháng 3/2020 khi dịch cúm Covid-19 bắt đầu bùng phát tại khu vực này. Doanh thu của công ty con Angkor Milk tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100% vốn) vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Đặc biệt, doanh thu nội địa của Angkor Milk ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số nhờ mức tiêu thụ sản phẩm sữa còn thấp tại thị trường này.

Như vậy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinamilk đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ 2019 do các chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu lực tăng 100 điểm cơ bản lên 17,3%. Theo đó, biên lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 19,6% và thu nhập mỗi cổ phiếu đạt 1.427 đồng, giảm lần lượt 160 đcb và 1.7% so với cùng kỳ 2019. Biên lợi nhuận ròng của GTN đạt 6.3%, tăng 353 đcb so với cùng kỳ, cho thấy sự hiệu quả của Vinamilk trong quá trình tiếp quản và cải thiện hoạt động kinh doanh tại đơn vị này.

Vinamilk ủng hộ gần 15 tỷ đồng tiếp sức cho các đơn vị tuyến đầu trên cả nước chống dịch COVID-19
Tính đến nay, Vinamilk đã ủng hộ gần 15 tỷ đồng thông qua nhiều hoạt động tiếp sức cho hơn 4.000 cán bộ, y bác sỹ, chiến sỹ tuyến đầu chống...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư