-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2017. |
Theo đó, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng 10 công ty uy tín ngành thực phẩm. Theo đánh giá của Vietnam Report, dẫn đầu về uy tín trong ngành thực phẩm tại Việt Nam là các doanh nghiệp Vinamilk, Masan Consumer và Acecook Việt Nam. Đáng lưu ý, Vinamilk là doanh nghiệp được hầu hết người tiêu dùng và nhóm chuyên gia tham gia khảo sát lựa chọn giữ vị trí số một về độ nhận biết thương hiệu, đồng thời cũng là công ty có số lượng thông tin bao phủ và có ảnh hưởng truyền thông lớn nhất hiện nay.
Trong số 10 doanh nghiệp uy tín ngành thực phẩm, ngành sữa có 2 doanh nghiệp là Vinamilk và TH True Milk (thứ 9 trong bảng xếp hạng).
Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2017 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn…) (được tính 30% trọng số điểm); (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp media coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng (30% trọng số điểm); (3) Khảo sát online về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2017 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2017… (40% trọng số điểm).
Ở nhóm đồ uống, Sabeco, Heineken, Pepsi là 3 công ty dẫn đầu về uy tín tại thị trường Việt Nam. Khác với nhóm thực phẩm, các công ty đồ uống tỏ ra khá dè dặt trong việc xuất hiện trên truyền thông trong năm vừa qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự gia nhập của các thương hiệu đồ uống ngoại thông qua M&A sẽ khiến thị trường đồ uống náo nhiệt hơn trong thời gian tới.
Điểm quy đổi xếp hạng của Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2017. |
Một số thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất trong năm 2017
Theo kết quả khảo sát online do Vietnam Report thực hiện trong tháng 9/2017, Vissan, Hảo Hảo, Chinsu, Vinamilk, Kinh Đô, Bia Sài Gòn… là những thương hiệu thực phẩm – đồ uống được người tiêu dùng nghĩ đến nhiều nhất phân theo từng nhóm ngành thực phẩm (thực phẩm tươi sống, đông lạnh; thực phẩm khô; gia vị; sữa và các chế phẩm từ sữa; bánh kẹo) và đồ uống.
Đối với ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh; Vissan là cái tên được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ lựa chọn là 17%. Trong ngành hàng gia vị (đường, nước mắm,…), Chinsu và Nam Ngư hiện đang là hai thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến nhất với tỉ lệ lựa chọn 18% và 12% - đây đều là hai thương hiệu tiêu biểu nhất của Masan.
Trong thị trường thực phẩm khô (mỳ, bún, phở gói…), Hảo Hảo vẫn là thương hiệu in sâu trong tâm trí người dân Việt với tỉ lệ áp đảo 20%, gấp đôi lựa chọn của người tiêu dùng đối với Omachi. Đối với sữa và các chế phẩm từ sữa, Vinamilk là thương hiệu được lựa chọn vượt trội so với các đối thủ trong ngành, đuổi theo là TH True Milk với tỉ lệ 18%. Còn trong ngành đồ uống, Bia Sài Gòn và Lavie là cái tên được người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất khi trả lời khảo sát.
Dự báo tăng trưởng ngành thực phẩm – đồ uống
Thị trường thực phẩm – đồ uống được đánh giá rất tiềm năng trong năm 2017 – 2018. Theo nhận định của một số chuyên gia, sau một vài năm có dấu hiệu chững lại, ngành thực phẩm – đồ uống đang dần lấy lại đà và tăng trưởng trở lại. Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019 nhờ thu nhập cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn. Còn theo thống kê gần đây nhất của Tổng cục thống kê, sản xuất, chế biến thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng 6,6%, sản xuất đồ uống tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cùng lượng khách du lịch đang ngày một tăng nhanh trong vài năm trở lại đây, ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài ngành, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới đây, việc thoái vốn nhà nước ở một số doanh nghiệp đầu ngành thực phẩm – đồ uống như Vinamilk, Sabeco, Habeco… sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường tiềm năng này. Gần đây nhất, sự gia nhập và lấn sân của người Thái ở nhiều doanh nghiệp với hướng sản xuất thực phẩm – đồ uống như sự hợp tác chiến lược cùng Masan, đầu tư cổ phiếu từ cổ phần SCIC thoái vốn tại Vinamilk... cũng dự báo trước một sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành có thể diễn ra trong một vài năm tới.
Các xu hướng chủ đạo của ngành thực phẩm – đồ uống 2017 - 2018
Khảo sát chuyên gia của Vietnam Report lần này cho thấy, có 3 xu hướng chính trong ngành thực phẩm – đồ uống trong năm 2017 – 2018:
Phát triển nhiều dịch vụ và phương thức bán hàng: Một số doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống, ví như Vinamilk, đã ra mắt các website bán hàng trực tuyến nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm online của khách hàng. Đồng thời người tiêu dùng cũng có thể đặt mua định kỳ sản phẩm tại các đại lý của các công ty thực phẩm – đồ uống và được giao hàng định kỳ tận nơi, vừa tiết kiệm thời gian, vừa phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của từng cá nhân/ hộ gia đình ở từng địa phương khác nhau. Việc thay đổi dịch vụ và phương thức bán hàng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với từng nhóm đối tượng, qua đó tăng doanh số bán hàng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm – dịch vụ của công ty.
. |
Nhóm hàng thực phẩm – đồ uống tiện dụng có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng đầy cạnh tranh: Cùng với sự phục hồi của đà tăng trưởng kinh tế, sức cầu về các sản phẩm thực phẩm – đồ uống cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt ở nhóm ngành thực phẩm đóng gói/ chế biến sẵn (ready to eat) và đồ uống đóng chai (ready to drink) nhờ tính tiện dụng. Sắp tới, khi các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, phải dồn sức cho cạnh tranh, tăng năng suất lao động… thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm, đồ uống tiện dụng sẽ còn lớn hơn rất nhiều, tất nhiên kèm theo đó vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tính vệ sinh an toàn thực phẩm… Theo đánh giá của Kantar Worldpanel về ngành hàng thực phẩm đóng gói (tháng 7/ 2016), số lượng sản phẩm mới được tung ra thị trường trong ngành hàng Thực phẩm đóng gói cao gấp 2-3 lần so với ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, đem lại cho người tiêu dùng nhiều hơn các cơ hội lựa chọn. Bên cạnh đó, Kantar Worldpanel cũng dự báo mức chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm đóng gói sẽ tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2020, trong đó khu vực thành thị tăng 13%, khu vực nông thôn tăng 18%. Điều này sẽ làm thị trường có tính cạnh tranh cao hơn bao giờ hết.
Xu hướng đầu tư sản xuất các sản phẩm sạch: Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm – đồ uống có lợi cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Đây là một yếu điểm của doanh nghiệp nội khi cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Việc bắt tay với các doanh nghiệp ngoại thông qua hình thức M&A, hợp tác chiến lược… được kỳ vọng sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất của các doanh nghiệp nội địa hiện nay.
Có thể thấy, tiềm tăng trưởng của ngành thực phẩm – đồ uống là rất lớn, đồng thời cuộc cạnh tranh giành thị phần của các doanh nghiệp cũng vô cùng khốc liệt. Do đó việc giữ vững và phát triển thương hiệu cũng như uy tín đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chủ động, dự đoán chính xác và có chiến lược phù hợp với những biến động trên thị trường, qua đó cải thiện hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"