
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
![]() |
Vinapharm là đơn vị đầu mối của Bộ Y tế thực hiện việc cung ứng thuốc trong các trường hợp khẩn cấp |
Theo đó, 42,5 triệu cổ phần của Tổng Công ty sẽ được bán đấu giá công khai tại Sở GDCK Hà Nội, tương đương 18% vốn điều lệ.
Nhà nước vẫn sẽ nắm giữ 154 triệu cổ phần, tương đương 65% vốn điều lệ. Người lao động trong Tổng Công ty và nhà đầu tư chiến lược lần lượt được mua 103.000 cổ phần và 40,2 triệu cổ phần.
Vinapharm cho biết, trong giai đoạn 2015 – 2020, Tổng Công ty dự kiến đầu tư và triển khai các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm của ngành Dược bao gồm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược, phát triển vùng dược liệu, sản xuất nguyên liệu dược, khám chữa bệnh…
Từ nay đến năm 2020, Vinapharm sẽ tập trung đầu tư phát triển 5 lĩnh vực: Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ; cung cấp dịch vụ làm thị trường (marketing), bán hàng; dịch vụ cho thuê kho bãi và logistics; đầu tư sản xuất thuốc công nghệ cao và đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên liệu, dược liệu, bao bì dược.
Sau cổ phần hóa, Tổng Công ty tiếp tục quản lý vốn đầu tư tại các công ty thành viên và đưa ra các giải pháp để phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các đơn vị.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Vinapharm ước đạt doanh thu từ 258 tỷ đến 1.559 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41,2 tỷ - 115,7 tỷ đồng; tỷ lệ trả cổ tức 2-4%.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Vinapharm cùng Trung tâm Dược mỹ phẩm đạt hơn 2.370 tỷ đồng.
Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp này sẽ phát triển các dự án đầu tư trong ngành Dược phù hợp với Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ.
Các dự án đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020 gồm có:
Trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược, cơ sở khám chữa bệnh; Vùng dược liệu quy mô lớn (khoảng 30.000 ha) đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP); Nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP.
Nhà máy sản xuất nguyên liệu dược mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất dược trong nước. Nhà máy sản xuất thuốc chuyên khoa, đặc trị đạt tiêu chuẩn GMP. Vinapharm cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất bao bì dược đạt tiêu chuẩn GMP.
Dịch vụ kho bãi và logistics phân phối dược đạt tiêu chuẩn chất lượng và có khả năng tương tác hoạt động giữa các đơn vị.

-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025