
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
TIN LIÊN QUAN | |
Tập đoàn Nhật Bản rót 9 triệu USD vào Vinatex | |
Vinatex chào bán thành công 90,6% cổ phần | |
Đối tác chiến lược của Vinatex: Sẽ có yếu tố nước ngoài | |
Hàng Việt “phủ sóng” siêu thị |
Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh vừa cho phép Tập đoàn Dệt may Việt Nam được sử dụng số tiền hơn 34 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận được chia theo phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Vinatex để thực hiện Dự án đầu tư Trường Cao đẳng của Tập đoàn tại TP. Hồ Chí Minh.
Đây là khoản lợi nhuận chưa sử dụng hết của Tập đoàn, sẽ được dùng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khối lớp học – giảng đường - hành chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
![]() | ||
Vinatex sẽ sử dụng hơn 34.000 tỷ đồng đầu tư các Dự án Trường đào tạo nhân lực ngành dệt, nhuộm, may |
Theo đó, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm cân đối phần vốn còn thiếu để thực hiện Dự án.
Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh cũng chỉ đạo Vinatex báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư của Dự án đầu tư mở rộng Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex phù hợp với khối lượng, nguồn vốn thực tế đã thực hiện.
Vinatex báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khối lớp học - giảng đường - hành chính tại Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh theo quy định hiện hành.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn Vinatex về việc giải ngân vốn của Dự án đầu tư khối lớp học - giảng đường - hành chính tại Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
Trước đó, tại văn bản số 4787/VPCP-KTTH ngày 13/6/2013, Phó Thủ tướng đã cho phép Vinatex được sử dụng 159,559 tỷ đồng phần lợi phân phối theo phần vốn nhà nước năm 2010, 2011 tại Công ty mẹ - Vinatex để đầu tư các dự án của 3 trường đào tạo gồm: Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội, Trường Vao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Vinatex, đến nay Dự án Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Vinatex không sử dụng hết nguồn kinh phí được cấp, còn dư 34,062 tỷ đồng.
Do vậy, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Vinatex đề nghị chuyển số tiền còn dư nay sang cho Dự án đầu tư xây dựng khối lớp học - giảng đường - hành chính tại Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh đang cần thiết đầu tư và chưa có đủ nguồn vốn đầu tư.
Thế Hải
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp -
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025