
-
Nâng cao nhân lực kế toán cho hệ sinh thái tài chính quốc gia
-
Đình chỉ giao dịch 4 tháng quỹ KIM vì "bán chui" chứng chỉ quỹ
-
Vi phạm hàng loạt, một công ty chứng khoán nhỏ bị phạt cả tỷ đồng
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception -
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
Giao dịch giằng co trong phần lớn phiên giao dịch, cú bật nửa cuối phiên chiều đã giúp cả ba chỉ số đóng cửa trong sắc xanh và ở mức cao nhất trong phiên giao dịch.
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức khiêm tốn, thấp hơn phiên liền trước chủ yếu do dòng tiền chậm lại ở nửa cuối phiên.
Khác với kịch bản của khá nhiều phiên gần đây, áp lực bán không còn “dềnh” lên ở cuối phiên chiều. Trái lại, chỉ số tăng mạnh dù giao dịch rất thận trọng. Trên cả ba sàn, tổng cộng có gần 821 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch 15.110 tỷ đồng. Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất là SSI (819 tỷ đồng), MWG (746 tỷ đồng), VIX (480 tỷ đồng) và HPG (448 tỷ đồng).
Khối ngoại mua ròng nhẹ gần 107 tỷ đồng trên ba sàn, đánh dấu phiên thứ ba liên tiếp giữ được xu hướng giải ngân. Nhóm chứng khoán hút mạnh dòng tiền ngoại, đứng đầu là SHS (179 tỷ đồng), VCI (98 tỷ đồng) hay SSI (75 tỷ đồng). Cổ phiếu Hoà Phát cũng được giải ngân ròng 91 tỷ đồng. Top 15 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng đều tăng giá cuối phiên. Riêng SHS tăng kịch biên độ.
Dù vậy, một số cổ phiếu bị tập trung bán mạnh. Đứng đầu là cổ phiếu Vinhomes với khối lượng bán ra lên tới 18 triệu đơn vị, tương đương thu về 683 tỷ đồng. MWG cũng bị bán ròng tới 187 tỷ đồng.
Cổ phiếu MWG đã giảm kịch sàn hai phiên liên tiếp với khối lượng giao dịch lên tới 34,2 triệu đơn vị. Dù khá khiêm tốn so với khối lượng lưu hành hơn 1,4 tỷ đơn vị của MWG, phiên giao dịch ngày 1/11 cũng xác lập kỷ lục giao dịch với 21,1 triệu đơn vị cổ phiếu sang tay cùng gần 402 nghìn cổ phiếu dư mua giá sàn chưa được khớp.
Kết quả kinh doanh công bố mới đây không mấy sáng sủa, cùng đà giảm giá của cổ phiếu trong một tháng rưỡi trở lại đây khiến nhiều cổ đông không thể bám trụ lại. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Thế Giới Di Động giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm tới gần 97% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 78 tỷ đồng, hoàn thành chưa đến 2% mục tiêu cả năm.
MWG nằm trong 27 cổ phiếu giảm kịch sàn trong phiên. Bức tranh thị trường hôm nay vẫn nghiêng về màu xanh tăng điểm. Trên cả ba sàn, có 427 mã tăng, 27 mã tăng trần; trong khi chỉ có 261 mã giảm, 27 mã giảm sàn.
Nhóm VN30 đóng góp tích cực cho đà tăng chỉ số chung. VN30-Index tăng 1,18%. Sắc xanh cũng áp đảo với 22/30 cổ phiếu tăng giá. Có sự phân hoá hơn ở nhóm vốn hoá lớn khi chỉ có 5/10 cổ phiếu đứng đầu về quy mô đóng cửa trong sắc xanh phiên hôm nay. Khá nhiều cổ phiếu lớn ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chưa hồi phục như BID, VPB, CTG hay VHM, VIC…
Cổ phiếu chứng khoán là dòng cổ phiếu giao dịch tích cực nhất, đa số tăng trên 5%, có 5 cổ phiếu tăng kịch biên độ là SHS, CTS, ORS, SHS, AGR.
-
Vi phạm hàng loạt, một công ty chứng khoán nhỏ bị phạt cả tỷ đồng -
Chứng khoán Việt Nam đang có định giá hấp dẫn chưa từng thấy trong hai thập kỷ qua -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán -
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ -
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception -
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC -
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025