
-
VietinBank Securities lên kế hoạch tăng vốn hơn 29%, bầu thành viên HĐQT độc lập mới
-
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu
-
Cú knock out phiên chiều đẩy VN-Index thủng ngưỡng 1.200 phiên chốt NAV
-
UBCKNN: Quyết tâm vận hành hệ thống giao dịch mới trước cuối năm -
TS. Cấn Văn Lực: Vĩ mô tốt, VN-Index có thể đạt 1.400 - 1.600 điểm cuối năm nay
Dứt chuỗi giảm 4 phiên
Sắc xanh đã trở lại ngay từ phiên sáng, nhưng phải đến phiên chiều các chỉ số mới đồng loạt ghi nhận sư bứt phá mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 19,61 điểm (1,68%) lên 1.188,88 điểm. HNX-Index tăng 7,79 điểm (2,89%) lên 277,18 điểm. UPCoM-Index giảm 1,07 điểm (1,25%) lên 86,7 điểm. Đây là phiên tăng đầu tiên sau bốn phiên giảm liên tiếp của VN-Index. Riêng chỉ số hai sàn HNX và UPCoM đã có hai phiên liên tiếp tăng điểm.
Chứng khoán Việt Nam bứt phá mạnh trong phiên chiều 23/6. |
Số lượng mã tăng giá áp đảo. Trên ba sàn, có 569 mã tăng, 89 mã tăng kịch biên độ; trong khi chỉ có 175 mã giảm và 14 mã giảm sàn. Sắc xanh lan rộng ở gần như toàn bộ các nhóm ngành, trừ dòng bất động sản. Cổ phiếu thủy sản đã có phiên phục hồi ngoạn mục. VHC và ANV tăng kịch biên độ sau hai phiên giảm sàn. IDI, CMX cũng tăng trên 6%. Nhóm dầu khí cũng giao dịch tích cực trở lại. GAS và PVS là hai đầu tàu đóng góp điểm tăng cho chỉ số chung. Hầu hết cổ phiếu dầu khí giao dịch tích cực. Trước đó, đà giảm của giá dầu đã đẩu các cổ phiếu giảm sâu. Giá dầu Brent hiện neo quanh 110 USD/thùng.
Trừ VCB và HDB đóng cửa trong sắc đó, nhiều ông lớn ngân hàng giao dịch tích cực cũng trở thành trụ cột nâng đỡ chỉ số chung tăng. Top 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index có đến một nửa từ nhóm nhà băng.
Nhóm bất động sản giao dịch phân hoá. Trong khi IDC, CEO, THD… đều nằm trong top 5 tác động tích cực lên HNX-Index, cổ phiếu nhiều ông lớn bất động sản như VHM, VIC hay NVL lại góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số sàn HoSE.
Dòng tiền tĩnh lại, cổ phiếu “quốc dân” cũng vắng thanh khoản
Ngoài sự trở lại của sắc xanh trên cả ba sàn, điểm đáng chú ý của phiên hôm nay còn là dòng tiền. Bên mua chưa sẵn sàng nhập cuộc, bên bán cũng kỳ vọng có thể bán với giá cao hơn. Trên toàn thị trường, giá trị giao dịch ba sàn đạt 12.357 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.325 tỷ đồng, giảm 27,3% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt 8.859 tỷ đồng.
Cổ phiếu của vua thép Hòa Phát (HPG) thường nằm trong top đầu về giá trị giao dịch với nhiều phiên đạt mức thanh khoản nghìn tỷ nhưng chỉ giao dịch vỏn vẹn hơn 150 tỷ đồng phiên hôm nay. Chỉ vỏn vẹn 6,9 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay, tương đương 0,15% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành (chưa gồm cổ phiếu sắp phát hành do trả cổ tức). Đây cũng là khối lượng giao dịch thấp nhất trong hơn 2 năm gần đây.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên hôm nay với giá trị 350 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất vào cổ phiếu MWG (118,25 tỷ đồng). Hai cổ phiếu ngân hàng gồm STB và CTG cũng được mua mạnh. Lực mua của khối ngoại góp phần giúp CTG tăng giá kịch biên độ, đồng thời, sở hữu nước ngoài tại VietinBank tăng lên 26,33%.

-
Cổ phiếu chứng khoán dậy sóng, VN-Index lại thất bại trước ngưỡng 1.200 điểm -
Tăng trưởng "ấn tượng", Khải Hoàn Land ước tính lợi nhuận lũy kế 4 quý đạt gần 500 tỷ đồng -
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu -
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Hà Nội: Thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê đất -
Agriseco thu trái ngọt từ mảng dịch vụ chứng khoán -
Góc nhìn TTCK tuần 4-8/7: VN-Index có thể test lại đáy 1.160 điểm
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A
-
Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột