Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 15 tháng 11 năm 2024,
VN-Index ngoạn mục lấy lại sắc xanh, thị trường có thêm một phiên xấp xỉ tỷ USD
Tùng Linh - 14/07/2023 19:13
 
Hơn 1,24 tỷ đơn vị cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Trong đó, chỉ riêng STB đã khớp lệnh 74,9 triệu đơn vị. Đây cũng là hiện tượng “bật sàn” đáng chú ý.

Lấy lại sắc xanh ngoạn mục, VN-Index có phiên tăng thứ 6 liên tiếp

Tiếp tục xu hướng tăng điểm tuần trước, VN-Index đã nối dài chuỗi tăng lên 6 phiên giao dịch. Tuy nhiên, phiên tăng điểm hôm nay không dễ dàng. Ở cả ba sàn, áp lực bán đã kéo chỉ số chung đi xuống từ đầu phiên chiều. VN-Index có thời điểm giảm sâu nhất khoảng 9 điểm. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn nửa tiếng giao dịch cuối giờ, bao gồm 15 phút của phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa, ba chỉ số đều kết phiên trong sắc xanh.

VN-Index tăng 2,98 điểm (+0,26%), lên 1.168,4 điểm. HNX-Index tăng 0,22 điểm (+0,09%), lên 230,19 điểm. UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,09%), lên 86,29 điểm. 

Số cổ phiếu tăng giá không quá áp đảo nhưng nhỉnh hơn đáng kể. Toàn sàn có 403 mã tăng, 50 mã tăng trần; trong khi chỉ có 314 mã giảm và 23 mã giảm kịch biên độ.

Sắc xanh phủ rộng ở khá nhiều nhóm ngành. Đa phần cổ phiếu ngành chứng khoán tăng giá, một số tăng trên 2%. Cá biệt VIX tăng kịch biên độ. Cách đây một tuần, hơn 87,3 triệu cổ phiếu mới phát hành trong đợt tăng vốn trả cổ tức và chia thưởng đã chính thức giao dịch.

Ở chiều ngược lại,  top 5 cổ phiếu đóng góp tích cực trong phiên tăng điểm này lần lượt là FPT, HPG, VJC, HVN và MBB. Khá bất ngờ khi cổ phiếu của cả hai hãng hàng không niêm yết cổ phiếu trên sàn đều tăng mạnh khi trong tuần qua lãnh đạo các hãng hàng không đã có những chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm của Bộ GTVT diễn ra tại Hà Nội vào chiều 10/7.

Theo Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường vận tải hàng không nội địa phục hồi tương đối tốt, vượt khoảng 8% so với thời điểm trước dịch Covid-19 bùng ra, nhưng thị trường vận tải hàng không quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, mới chỉ đạt khoảng 60%.

Trong khi đó, dòng cổ phiếu ngân hàng với quy mô vốn hóa lớn lại giao dịch khá tiêu cực ở phiên hôm nay. Nhìn chung,  nhóm nhà băng vẫn phân hóa với khá nhiều mã chứng khoán tăng giảm trên dưới 1%. Cá biệt cổ phiếu STB biến động mạnh và là cổ phiếu giảm sâu nhất trong nhóm ngân hàng. STB có thời điểm chạm sàn nhưng khi kết phiên vẫn kịp bật lên 29.000 đồng/cổ phiếu, chỉ còn giảm 3,3% so với hôm qua.

STB cũng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung khi góp 0,45 điểm giảm. BID, LPB và MSB cũng đều năm trong top 5 cổ phiếu này.

Gần tỷ đô đổ vào thị trường, khối ngoại ồ ạt bán STB

STB trở thành tâm điểm thu hút của dòng tiền, đặc biệt khoảng thời gian cổ phiếu này giảm sâu, có lúc tới kịch biên độ. Tổng cộng, đã có 74,9 triệu đơn vị cổ phiếu sang tay, gấp 4 lần so với khối lượng trung bình 20 phiên gần đây. Với giá trị giao dịch đạt gần 2.150 tỷ đồng, STB cũng là cổ phiếu có thanh khoản lớn nhất trên sàn.

Thị trường chứng khoán phiên nay cũng chứng kiến dòng tiền giao dịch mạnh mẽ ở nhiều cổ phiếu khác. STB là cổ phiếu duy nhất đạt mức thanh khoản ngàn tỷ đồng, giao dịch ở mã khác khá cao như VND (802 tỷ đồng), NVL (649 tỷ đồng), VIX (513 tỷ đồng)….

Tuy nhiên, dòng tiền mạnh lên ở khối nội. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ duy trì giao dịch ở mức trung bình, thậm chí khiêm tốn hơn nhiều phiên trước. Trên sàn HoSE, khối ngoại giải ngân thêm 895 tỷ đồng, trong khi bán ra 1.204 tỷ đồng. Giá trị bán ròng xấp xỉ 310 tỷ đồng. Trên cả ba sàn, khối ngoại bán ròng 285 tỷ đồng.

Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất cũng là STB (266 tỷ đồng). Đứng thứ 2 là VNM (117 tỷ đồng). Trong khi đó, một số cổ phiếu được mua ròng khá mạnh như VHM, HPG, KBC.

Bamboo Airways khẳng định vẫn đang hoạt động ổn định
Bamboo Airways là hãng hàng không đầu tiên lên tiếng sau khi xuất hiện thông tin về một hãng hàng không trong nước vừa phải nộp đơn bảo hộ phá...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư