
-
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
Cổ phiếu của Sonadezi Châu Đức đảo chiều kỳ vọng
-
Thêm một công ty nước sạch liên quan Aqua One phát hành trái phiếu kỳ hạn 20 năm
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng -
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
Tăng liên tiếp 4 phiên, VN-Index vẫn chưa trở lại mốc 1.050
Bật lên khá mạnh ở giữa phiên chiều khi có lúc vượt qua ngưỡng 1.050 điểm, VN-Index vẫn không thể đứng vững ở ngưỡng tâm lý này. Đến thời điểm kết phiên, VN-Index chỉ còn tăng 1,69 điểm (+0,16%), lên 1.046,79 điểm. HNX-Index tăng 2,41 điểm (+1,18%) lên 205,72 điểm. UPCoM-Index đứng giá tham chiếu 76,17 điểm.
VN-Index chưa vượt được mốc 1.050 điểm - Nguồn: TradingView |
Dù vậy, điểm tích cực là chuỗi tăng điểm đã kéo dài sang phiên thứ tư. Trụ cột chính trong phiên tăng hôm nay là cổ phiếu lớn ngành bất động sản. VHM và VIC là hai cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho thị trường với mức đóng góp lần lượt là 1,1 điểm và 0,48 điểm. Cổ phiếu của Novaland tăng kịch biên độ 6,73% lên 11.900 đồng. Trước đó, NVL cũng đã tăng nhẹ hai phiên liên tiếp. Ngoài NVL, một số cổ phiếu khác dòng này cũng tăng trần như NLG, PVL, HU1.
Cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá phân hóa, đa phần tăng nhẹ nhưng cũng có một số cổ phiếu lớn giảm mạnh như VCB (-1,87%), BID (-0,76%) và CTG (-0,7%). Ngoài ba ông lớn có vốn nhà nước, SSB và TPB cũng giảm lần lượt 1,4% và 0,23%. Với quy mô vốn hóa lớn, nhóm nhà băng này đã tác động khá tiêu cực đến chỉ số chung. VCB, BID, CTG và SSB đều nằm trong top 5 cổ phiếu góp nhiều điểm giảm nhất cho VN-Index.
Thị trường hôm nay cũng ghi nhận diễn biến khá tích cực ở nhóm cổ phiếu khai khoáng. Hầu hết cổ phiếu dầu khí kết phiên trong sắc xanh. Cổ phiếu than tăng vọt, nhiều mã chứng khoán tăng kịch biên độ tới 9-10%. Tuy nhiên, thanh khoản ở nhóm này vẫn duy trì ở mức thấp với chỉ vài nghìn – vài chục nghìn đơn vị cổ phiếu được sang tay.
Khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng
Song hành với đà tăng của chỉ số, trạng thái mua ròng của khối ngoại cũng tiếp tục được duy trì. Từ phiên 7/3 tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới bán ròng trong phiên 20/3 rơi sâu. Tuy nhiên, giá trị mua ròng ngày 24/3 rất khiêm tốn và giảm mạnh so với phiên liền trước.
Trên sàn HoSE, nhóm này mua vào 1.437 tỷ đồng trong khi bán ra 1.341 tỷ đồng. Giá trị mua ròng xấp xỉ 100 tỷ đồng. Trên cả ba sàn, khối ngoại đã giải ngân ròng 104,5 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở cổ phiếu VHM (71,71 tỷ đồng).
Giao dịch của các nhà đầu tư đã sôi động hơn trong phiên hôm nay với tổng giá trị đạt hơn 10.690 tỷ đồng. Tâm lý thận trọng phiên trước phần nào được giải tỏa. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt 9.4442 tỷ đồng, tăng 21,2% so với phiên liền trước.

-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92% -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ -
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng -
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng -
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura