
-
VPBank và lời hứa “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
-
Vàng được dự báo tăng trong tuần này
-
Khoảng 540.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, thị trường kém sôi động quý 2/2022
-
Sacombank 4 năm liên tiếp đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt"
-
Lãi suất ngân hàng: Yêu cầu giảm, một số nơi làm ngược lại? -
Ngân hàng Nhà nước "hứa" xử lý nhóm cổ đông lớn chi phối hoạt động tổ chức tín dụng
Theo đó, số cổ phần được đưa ra đấu giá là hơn 122 triệu cổ phiếu, tương đương 10,15% vốn cổ phần ngân hàng LienVietPostBank.
![]() |
Giá khởi điểm được đưa ra là 28.930 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá của LPB trên thị trường chứng khoán khoảng 34%. Cụ thể, đóng cửa phiên ngày 24/1/2022, cổ phiếu LPB đứng ở mức 21.500 đồng/cổ phiếu.
Nếu thoái vốn thành công, VNPost sẽ thu về tối thiểu hơn 3.534 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 23/2 tới đây.
Gần đây, VNPost cũng đã thoái thành công 18 triệu cổ phiếu PTI của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) với giá khởi điểm 47.310 đồng/cổ phần.
Giá đặt mua cao nhất là 82.000 đồng/cổ phần và đặt mua thấp nhất là 56.100 đồng/cổ phần. Khối lượng đặt mua cao nhất hơn 11 triệu cổ phần và khối lượng đặt mua thấp nhất hơn 7,22 triệu cổ phần.
LienVietPostBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt hơn 3.639 tỷ đồng, tăng 50% cùng kỳ năm 2020.
Nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của ngân hàng vẫn đến từ thu nhập lãi thuần khi tăng hơn 34% mang về hơn 9.017 tỷ đồng, tương đương tăng thêm hơn 2.297 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng 36,9% mang về gần 858 tỷ đồng cho ngân hàng; thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh 125% so với cùng kỳ năm trước với gần 140 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động của LienVietPostBank đạt hơn 4.961 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, ngân hàng đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của ngân hàng tăng 19,3% so với đầu năm đạt 289.194 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 18,3% lên 208.954 tỷ đồng. Số dư tiền gửi của khách hàng tại LienVietPostBank tăng 3,3% lên hơn 180.200 tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng 9,8% lên 2.775 tỷ đồng do nhóm nợ nghi ngờ tăng 192% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng giảm không đáng kể, khoảng 0,1% so với cuối năm ngoái.

-
Sacombank 4 năm liên tiếp đồng hành cùng "Ngày không tiền mặt" -
MyVIB được vinh danh là ứng dụng Ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam -
Lãi suất ngân hàng: Yêu cầu giảm, một số nơi làm ngược lại? -
Ngân hàng Nhà nước "hứa" xử lý nhóm cổ đông lớn chi phối hoạt động tổ chức tín dụng -
Trái phiếu doanh nghiệp, nợ xấu bất động sản và mối quan tâm của Quốc hội -
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói gì về nợ xấu trái phiếu? -
Thanh toán phi tiền mặt tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2022
-
FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
-
Thị trường biến động, kênh đầu tư nào chiếm thế ưu?
-
Khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
-
Nhà thuốc Ngọc Anh nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
-
Emeralda Resort Ninh Bình - sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kiện và hội nghị đẳng cấp
-
Cen Land tiếp tục đồng hành cùng Shark Tank Việt Nam mùa 5